Luận Văn Xử lý nước thải chợ dùng bể USBF

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I – MỞ ĐẦU

    1.1 GIỚI THIỆU
    Kinh tế ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, vì thế nhu cầu tiêu dùng của con người ngày một tăng lên và các mặt hàng nông sản, thực phẩm cũng không ngừng nâng cao về số lượng và chất lượng. Hệ thống các chợ đầu mối nông sản, thực phẩm được xây dựng ở nhiều nơi nhằm phân phối và phục vụ các nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thì không thể tránh khỏi việc thải ra các loại rác thải, nước thải làm ô nhiễm môi trường. Các loại nước thải ở đây chủ yếu là nước thải sinh hoạt của cư dân trong chợ, nước ép rác nếu không được xử lý hiệu quả sẽ làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí xung quanh và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân sống xung quanh.
    Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để xử lý nước thải loại này, trong đó các phương pháp xử lý sinh học được sử dụng phổ biến trong hầu hết các hệ thống xử lý các loại nước thải này. Tuy nhiên, các hệ thống xử lý sinh học kinh điển thường có tốc độ, hiệu quả xử lý thấp và giá thành xây dựng cao. Để góp phần đa dạng hóa các công nghệ xử lý nước thải và đơn giản hóa hệ thống xử lý, trong đề tài này tôi sử dụng mô hình công nghệ USBF để xử lý nước thải chợ Đầu mối Thủ Đức, đây là công nghệ cải tiến của quá trình bùn hoạt tính trong đó kết hợp 3 quá trình Anoxic, Aeration và USBF trong một đơn vị xử lý nước thải. Công nghệ này được giới thiệu đầu tiên ở Mỹ những năm 1990, sau đó được áp dụng ở châu Âu từ năm 1998 trở lại đây, công nghệ này vẫn chưa được sử dụng nhiều ở Việt Nam. Hy vọng với những tính năng vượt trội của bể USBF sẽ được sử dụng rộng rãi, có thể tiết kiệm vật liệu và năng lượng chi phí cho quá trình xây dựng, vận hành hệ thống đơn giản.

    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    - Nghiên cứu hiệu quả xử lý của bể USBF.
    - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho chợ đầu mối Thủ Đức giai đoạn 2.
    - Góp phần đa dạng hóa các công nghệ xử lý nước thải.

    1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Nước thải sinh hoạt của cư dân ở chợ đầu mối Thủ Đức.
    - Mô hình bể USBF có qui mô phòng thí nghiệm với thể tích 100 lít, được đặt tại trạm xử lý nước thải chợ đầu mối Thủ Đức.
    - Các thông số nghiên cứu là pH, độ đục, SS, BOD, COD, tổng N, tổng P.

    1.4 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    - Hiện tại chợ đã có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh. Nhưng tương lai thì sẽ mở thêm chợ B và chợ thủy sản, cho nên hệ thống xử lý hiện tại không đáp ứng được cho nhu cầu của tương lai và cần phải xây dựng thêm hệ thống xử lý mới.

    - Hệ thống xử lý hiện tại xử lý 1500 m3/ngày đêm và có một khoảng đất trống để xây dựng hệ thống xử lý cho giai đoạn 2 là 1500 m3/ngày đêm. Nhưng theo tính toán thì lưu lượng nước thải giai đoạn 2 có thể lên tới 2000 m3/ngày đêm. Vì vậy việc nghiên cứu bể USBF để xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn nhưng ít tốn diện tích xây dựng là rất cần thiết.

    1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Phân tích mẫu
    - Chạy mô hình
    - Phân tích, thống kê, tổng hợp kết quả

    1.6 NỘI DUNG THỰC HIỆN
    - Khảo sát hiện trạng và hệ thống xử lý nước thải của chợ Đầu mối.
    - Xây dựng và vận hành mô hình bể USBF.
    - Tổng hợp số liệu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...