Tài liệu Xử lý nước thải các ao nuôi cá nước ngọt bằng đất ngập nước kiến tạo

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt
    Suốt hơn một thế kỷ qua, ngành nuôi trồng thủy sản đã hiện diện ở Đồng bằng sông Cửu
    Long (ĐBSCL). Vùng đồng bằng này thực chất là một khu đất ngập nước rộng lớn như
    một phần cuối hạ nguồn của sông Mekong ra đến biển Đông và vịnh Thái Lan nên có một
    tiềm năng to lớn cho việc canh tác ngư nghiệp nước ngọt và nước mặn. Trong năm 2005,
    vùng ĐBSCL đã đóng góp hơn 68% tổng sản lượng thủy sản của cả nước. Tuy nhiên,
    vùng ĐBSCL đang phải gánh chịu sự suy giảm chất lượng nước do việc bùng phát thâm
    canh nuôi trồng thủy sản trong suốt hai thập niên qua, cả về diện tích nuôi và mật độ nuôi
    thả tôm hoặc cá trên mỗi mét vuông mặt nước.
    Một cách tính gần đúng, muốn có 1 kg cá da trơn thành phẩm, người nông dân đã phải sử
    dụng từ 3 - 5 kg thức ăn. Thực tế chỉ khoảng 17% thực ăn được cá hấp thu và phần còn
    lại (chừng 83%) hòa lẫn trong môi trường nước trở thành các chất hữu cơ phân hủy. Số
    liệu quan trắc trên các sông rạch ở ĐBSCL cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm như nhu
    cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD), tổng lượng chất rắn lơ lửng
    (TSS), đạm tổng số (TKN), tổng số Coliform, . vượt xa mức cho phép của tiêu chuẩn
    Việt Nam. Nước ô nhiễm cũng đã dẫn đến sự gia tăng nguồn bệnh chính cho người và
    thủy sản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...