Chuyên Đề Xử lý nước thải bắng phương pháp sinh học

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là dựa vào khả năng sống và hoạt động

    của VSV có khả năng phân hoá những hợp chất hữu cơ.

    Các chất hữu cơ sau khi phân hoá trở thành nước, những chất vô cơ hay các khí đơn

    giản.

    Có 2 loại công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học:

    - Điều kiện tự nhiên.

    - Điều kiện nhân tạo.

    4.1. CÔNG TRÍNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

    4.1.1. Cánh đồng tưới công cộng và bãi lọc

    Trong nước thải sinh hoạt chứa một hàm lượng N, P, K khá đáng kể. Như vậy, nước

    thải là một nguồn phân bón tốt có lượng N thích hợp với sự phát triển của thực vật.

    Tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng trong nước thải thường là 5:1:2 = N" class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">:K.

    Nước thải CN cũng có thể sử dụng nếu chúng ta loại bỏ các chất độc hại.

    Để sử dụng nước thải làm phân bón, đồng thời giải quyết xử lý nước thải theo điều

    kiện tự nhiên người ta dùng cánh đồng tưới công cộng và cánh đồng lọc.

    Nguyên tắc hoạt động : Việc xử lý nước thải bằng cánh đồng tưới, cánh đồng lọc dựa

    trên khả năng giữ các cặn nước ở trên mặt đất, nước thấm qua đất như đi qua lọc, nhờ

    có oxy trong các lỗ hỏng và mao quản của lớp đất mặt, các VSV hiếu khí hoạt động

    phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn. Càng sâu xuống, lượng oxy càng ít và quá trình

    oxy hóa các chất hữu cơ càng giảm xuống dần. Cuối cùng đến độ sâu ở đó chỉ xảy ra

    quá trình khử nitrat. Đã xác định được quá trình oxy hóa nước thải chỉ xảy ra ở lớp

    đất mặt sâu tới 1.5m. Vì vậy các cánh đồng tưới và bãi lọc thường được xây dựng ở

    những nơi có mực nước nguồn thấp hơn 1.5m so với mặt đất.

    Nguyên tắc xây dựng: Cánh đồng tưới và bãi lọc là những mảnh đất được san phẳng

    hoặc tạo dốc không đáng kể và được ngăn cách tạo thành các ô bằng các bờ đất. Nước

    thải phân bố vào các ô bằng hệ thống mạng lưới phân phối gồm : mương chính, máng

    phân phối và hệ thống tưới trong các ô. Nếu khu đất chỉ dùng xử lý nước thải, hoặc

    chứa nước thải khi cần thiết gọi là bãi lọc.

    Cánh đồng tưới, bãi lọc thường được xây dựng ở những nơi có độ dốc tự nhiên, cách

    xa khu dân cư về cuối hướng gió. Xây dựng ở những nơi đất cát, á cát, cũng có thể ở

    nơi đất á sét, nhưng với tiêu chuẩn tưới không cao và đảm bảo đất có thể thấm kịp.

    Diện tích mỗi ô không nhỏ hơn 3 ha, đối với những cánh đồng công cộng diện tích

    trung bình các ô lấy từ 5 đến 8 ha, chiều dài của ô nên lấy khoảng 300-1500 m, chiều

    rộng lấy căn cứ vào địa hình. Mực nước ngầm và các biện pháp tưới không vượt quá

    10 -200 m.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...