Luận Văn Xử lý nước thải bằng phương pháp đông – keo tụ hoá học

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG – KEO TỤ HOÁ HỌC


    BÁO CÁO THÍ NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ XỬ Lí NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG – KEO TỤ HOÁ HỌC


    BÀI 1: XÁC ĐỊNH LƯỢNG CHẤT KEO TỤ TỐI ƯU
    1. Mục đích thí nghiệm:
    Xác định hàm lượng tối ưu chất keo tụ thiên nhiên trong quá trình xử lý nước thải chứa các chất hoạt động bề mặt và các chất tạo màu.
    2. Cơ sở lý thuyết:
    Phương pháp đông keo tụ là một trong những phương pháp phổ biến để xử lý nước thải mà đặc biệt là nước thải ngành dệt nhuộm. Trong thực tế, những chất keo tụ thường được sử dụng là Al2(SO4)3.18H2O, FeSO4.7H2O, FeCl3. 6H2O.
    Khi sử dụng các muối nhôm và sắt làm chất đông keo tụ, chúng sẽ phân ly trong nước tạo thành các hiđroxit ít tan, những hiđroxit này sẽ hấp phụ các chất lơ lửng cũng như các chất keo, tạo thành những bông keo tụ lớn hơn dễ dàng tách ra khỏi nước nhờ quá trình lắng.
    Al2(SO4)3 + 6H2O 2Al(OH)3 + 3H2SO4
    FeCl3 + 3H2O Fe(OH)3 + 3HCl
    FeSO4 + 2H2O Fe(OH)2 + H2SO4
    H2SO4 và HCl tạo ra trong quá trình thuỷ phân có thể trung hoà bằng sữa vôi hay các bazơ khác.
    Bản chất của quá trình là hấp phụ. Các hạt chất bẩn trong nước là các hạt rắn hữu cơ, vô cơ mang điện. Lực hấp phụ phụ thuộc vào lực tương tác tĩnh điện của các chất trong dung dịch. Các hiđroxit tạo ra trở thành các trung tâm hút bắt chất bẩn trong nước. Các trung tâm này lớn dần lên tạo thành các bông. Các bông này va chạm với nhau và với các hạt chất bẩn khác trong dung dịch, kích thước tăng lên và lắng xuống đáy. Phương pháp này được ứng dụng để xử lý nước thải khó phân huỷ sinh học và còn được sử dụng để xử lý nước cấp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...