Đồ Án Xử lý nước thải bằng cỏ vetiver và thủy sinh vật

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG CỎ VETIVER VÀ THỦY SINH VẬT
    Phần 1: Mở đầu.

    Hiện nay trên thế giới, tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức cảnh báo đến toàn cầu. Hàm lượng các chất thải như: khí thải, nước thải từ các khu công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu đô thị ngày càng nhiều, mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.
    Ở Việt Nam, trong quá trình phát triển của nền nông nghiệp, công nghiệp hiện đại cũng như tốc độ đô thị hoá như vũ bão hiện nay dẫn tới việc sử dụng nước ngày càng nhiều và lượng nước thải ngày càng lớn.Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng . cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
    Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề.Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn.
    Tuỳ theo từng loại chất thải, mức độ ô nhiễm mà ta sử dụng phương pháp xử lý thích hợp. Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể đưa vào xử lý nước thải, nhưng hai phương pháp xử lý cơ bản vẫn được sử dụng hiện nay:Xử lý bằng phương pháp sinh học, hoá học, cơ học, vật lí học.
    Phương pháp dùng cỏ Vetiver và Thực Vật Thuỷ Sinh để xử lý nước thải là sự kết hợp giữa hệ thực vật và hệ vi sinh vật, với những tính chất của hai hệ này sẽ góp phần làm giảm được phần nào sự ô nhiễm của môi trường nước. Kỹ thuật còn nhiều triển vọng vì nó vừa làm đẹp tự nhiên mà lại dễ trồng, chi phí thấp.Ngoài ra chúng ta có thể thu được nguồn sinh khối của cỏ Vetiver cũng như của thực vật thủy sinh để sử sụng cho các mục đích khác như: làm nguồn thức ăn cho gia súc, sản xuất khí CH[SUB]4[/SUB] Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài “ Xử lý nước thải bằng cỏ Vetiver và thực vật thuỷ sinh ”.
    Phần 2.Tổng quan về tài liệu
    I. Tổng quan về nước thải sinh hoạt [1]
    I.1 Nước thải sinh hoạt [2]
    Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của các cộng đồng dân cư như: khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vực vui chơi giải trí, cơ quan công sở,
    Hiện nay, nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng số nước thải ở các thành phố, là một nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nước và vấn đề này có xu hướng ngày càng xấu đi.
    Thông thường, nước thải sinh hoạt của hộ gia đình gồm: nước đen và nước xám.
    Nước đen là nước thải từ nhà vệ sinh, chứa phần lớn các chất ô nhiễm, chủ yếu là: chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng.
    Nước xám là nước phát sinh từ quá trình rửa, tắm, giặt, với thành phần các chất ô nhiễm không đáng kể.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...