Đồ Án Xử lý nước ngầm bệnh viện

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Xử lý nước ngầm bệnh viện​
    Information
    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Nước thải bệnh viện là một trong những mối quan tâm, lo ngại sâu sắc đối với các nhà quản lý môi trường và Xã hội vì chúng có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy hiểm đến đời sống con người. Vì vậy việc nghiên cứu, tìm ra giải pháp công nghệ thích hợp để xử lý hiệu quả nước thải bệnh viện đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép khi thải ra môi trường đã được các nhà làm môi trường trong và ngoài nước quan tâm.Do đó việc xử lý nước thải bệnh viện trước khi thải vào nguồn tiếp nhận là một yêu cầu thiết yếu. Hiện nay, các nước trên thế giới và nước ta đã ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ khác nhau để xử lý hiệu quả và an toàn nước thải bệnh viện, trong đó thường sử dụng phổ biến là công nghệ sinh học.
    2. Mục tiêu của đề tài
    Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đạt tiêu chuẩn Việt Nam loại A để thải vào nguồn tiếp nhận với công suất 500m3/ngđ.
    3. Nội dung của đề tài
     Đánh giá về thành phần, tính chất nước thải bệnh viện.
     Nêu các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện.
     Đề xuất phương án tối ưu, tính toán chi tiết các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý đó.
    4. Phương pháp thực hiện
    ã Thu thập số liệu, tra cứu tài liệu.
    ã Tìm hiểu thực tế hệ thống xử lý nước thải ở một số bệnh viện.
    ã Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn đã đề ra.
    5. Giới hạn của đề tài
    Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện với công suất 500m3/ngđ.
    6. Ý nghĩa kinh tế - Xã hội
    Về mặt kinh tế
     Góp phần hoàn chỉnh cở sở hạ tầng cho những bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn.
     Giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường đồng nghĩa với việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
     Tạo việc làm cho người dân khi triển khai dự án .
    Về Xã hội
     Giảm thiểu sự tác động đên môi trường, Sức khỏe cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở khu vực.
     Việc Xây dựng hệ thống còn là chủ trương đúng đắn theo định hướng Phát triển của Đảng và Nhà nước.



    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    NTBV: Nước thải bệnh viện
    CTC: Trung tâm Tư vấn- Chuyển giao công nghệ nước sạch và môi trường.
    BOD (Biological Oxygen Demand): Nhu cầu oxy sinh học.
    COD (Chemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy hoá học.
    SS (Suspended Solids): Chất rắn lơ lửng.
    BORDA: Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Bremen-Tổ chức phi chính phủ của Đức
    DEWATS (Decentralized Wastewater Treatment Systems): Hệ thống xử lý nước thải phân tán
    BR: Bể phản ứng kị khí.
    AF:Bể lắng kị khí .
    AOP:Advanced Oxydation Processes
    TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam


    Chương 1
    TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

    1.1 Nguồn gốc nước thải bệnh viện
    Từ nhiều nguồn:
     Sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh nhân, cán bộ và công nhân viên của bệnh viện;
     Pha chế thuốc;
     Tẩy khuẩn;
     Lau chùi phòng làm việc;
     Phòng bệnh nhân
    1.2 Thành phần, tính chất nước thải bệnh viện
    Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra là:
     Các chất hữu cơ;
     Các chất dinh dưỡng của ni-tơ (N), phốt-pho (P);
     Các chất rắn lơ lửng;
     Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm
     Các mầm bệnh Sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh;
     Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ.
    Theo kết quả phân tích của các cơ quan chức năng, 80% nước thải từ bệnh viện là nước thải bình thường (tương tự nước thải sinh hoạt) chỉ có 20% là những chất thải nguy hại bao gồm chất thải nhiễm khuẩn từ các bệnh nhân, các sản phẩm của máu, các mẫu chẩn đoán bị hủy, hóa chất phát sinh từ trong quá trình giải phẫu, lọc máu, hút máu, bảo quản các mẫu xét nghiệm, khử khuẩn. Với 20% chất thải nguy hại này cũng đủ để các vi trùng gây bệnh lây lan ra môi trường xung quanh. Đặc biệt, nếu các loại thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng không được xử lý‎ đúng mà đã xả thải ra bên ngoài sẽ có khả năng gây quái thai, ung thư cho những người tiếp xúc với chúng.

    Luận văn dài 68 trang, chia làm 3 chương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...