Luận Văn Xử lý nước cấp cho khu dân cư 5000 dân sử dụng từ nguồn nước mặt

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án
    Đề tài: Xử lý nước cấp cho khu dân cư 5000 dân sử dụng từ nguồn nước mặt
    Định dạng file word


    Lời nói đầu: . 1
    CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP 4
    I. GIỚI THIỆU CHUNG . 4
    I.1. Nước mặt 4
    I.2. Nước ngầm 7
    CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CẤP 9
    I. CÔNG TRÌNH THU VÀ VẬN CHUYỂN . 9
    II. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CƠ BẢN . 9
    II.1. Phương pháp cơ học . 9
    II.2. Biện pháp hóa học: . 11
    II.3. Biện pháp lý học: 14
    III. Một số công nghệ xử lý nước cấp ở Việt Nam 15
    CHƯƠNG III. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP VÀ TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ . 17
    I. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 17
    II. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 17
    II.1 Phương án 1 . 20
    II.2 Phương án 2 . 21
    III. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ . 21
    IV. TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ VÀ THIẾT BỊ 24
    CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ . 45
    Phụ lục:
    DANH MỤC HÌNH
    Hình 1.1 Nước mặt . 4
    Hình 1.2 tình trạng thiếu nước 6
    Hình 2.1 Bể lắng sơ bộ . 10
    Hình 2.1 Song chắn rác 10
    Hình 2.3 Làm thoáng 12
    Hình 3.1 Bể lắng đứng 23
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 1.1 đặc tính của nước mặt và nước ngầm . .8
    Bảng 3.1 Thông số nước thải đầu vào và chỉ tiêu chất lượng nước 19
    Bảng 4.1 Thông số thiết kế bể bể trộn cơ khí . 26
    Bảng 4.2 Thông số ống nhựa HDPE của công ty Thuận Phát . 30
    Bảng 4.3 Thống số thiết kế bể lắng đứng . 32
    Bảng 4.4 Thông số thiết kế bể lọc nhanh 41
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 45


    LỜI NÓI ĐẦU
    Đồ án xử lý nước cấp được làm với mục đích đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu cở sở lý thuyết và thu thập các phương án xử lý nước cấp hiện nay.
    Đồ án gồm 4 chương:
    Chương I: Tổng quan về nước cấp
    Chương II: Tổng quan về các phương án xử lý nước cấp
    Chương III: Lựa chọn các phương án xử lý nước cấp tính toán công trình đơn vị
    Chương IV: Kết luận và kiến nghị


    TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP.
    I. GIỚI THIỆU CHUNG.
    Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thuộc phía Đông của bán đảo ĐÔNG DƯƠNG, do chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa nên Viêt Nam có lượng mưa khá cao. Lượng mưa này, ngoài phần bốc hơi sẽ là nguồn cung cấp cho nước ngầm và hình thành dòng chảy bề mặt của các sông, suối
    Nước trong tự nhiên thường được chia thành bốn nhóm:
    - Nước mưa
    - Nước mặt
    - Nước ngầm
    - Nước trong không khí, đá, đất và các sinh vật sống
    I.1 Nước mặt.
    · Hiện trạng nước mặt Việt Nam:
    Tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng

    Hình 1.1 Nước mặt

    · Vấn đề ô nhiễm và cạn kiệt và nhu cầu dùng nước tăng lên mạnh mẽ:
    Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng dân số, nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp sẽ tăng lên mạnh mẽ trong tất cả các vùng. Theo kết quả đánh giá năm 1999, tổng lượng nước cần dùng của cả nước chiếm khoảng 8,8% tổng lượng dòng chảy năm tương ứng với tần suất 75%, tăng lên tới 12,5% vào năm 2000 và 16,5% vào khoảng năm 2010. Tổng lượng nước dùng để tưới cho cây trồng khá lớn, từ 41 km[SUP]3[/SUP] (chiếm 89,8%) năm 1985, tăng lên 46,9 km[SUP]3[/SUP] (năm 1990) và 60 km[SUP]3[/SUP] năm 2000 (chiếm 85%).
    Lượng nước cần dùng trong mùa cạn rất lớn, nhất là lượng nước dùng cho nông nghiệp. Tổng lượng nước cần dùng trong mùa cạn năm 2000 đạt tới 70,7 km[SUP]3[/SUP], chiếm khoảng 42,4% tổng lượng nước có khả năng cung cấp trong mùa cạn (bao gồm nước sông, nước dưới đất và nước do các hồ chứa điều tiết), hay 51% tổng lượng dòng chảy mùa cạn tương ứng với tần suất 75%. Vào khoảng năm 2010, tổng lượng nước cần dùng trong mùa cạn có thể tới 90 km[SUP]3[/SUP], chiếm khoảng 54% tổng lượng nước có thể cung cấp hay 65% tổng lượng dòng chảy trong mùa cạn tương ứng với tần suất 75%.
    Đặc biệt, ở không ít vùng và lưu vực sông, lượng nước cần dùng có thể gấp vài lần tổng lượng nước có thể cung cấp, tức là chẳng những vượt quá xa ngưỡng lượng nước cần có để duy trì sinh thái mà còn không có nguồn nước tại chỗ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.
    Sự gia tăng dân số và các hoạt động của con người sẽ ngày càng tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên nói chung và môi trường nước nói riêng. Những hoạt động tự phát, không có quy hoạch của con người như chặt phá rừng bừa bãi, canh tác nông lâm nghiệp không hợp lý và thải chất thải bừa bãi vào các thuỷ vực . đã và sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, làm cho nguồn nước bị cạn kiệt, bị ô nhiễm, hạn hán có khả năng càng khốc liệt. Nguy cơ thiếu nước sạch càng trầm trọng, nhất là vào mùa cạn ở các vùng mưa ít.


    TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP.
    I. GIỚI THIỆU CHUNG.
    Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thuộc phía Đông của bán đảo ĐÔNG DƯƠNG, do chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa nên Viêt Nam có lượng mưa khá cao. Lượng mưa này, ngoài phần bốc hơi sẽ là nguồn cung cấp cho nước ngầm và hình thành dòng chảy bề mặt của các sông, suối
    Nước trong tự nhiên thường được chia thành bốn nhóm:
    - Nước mưa
    - Nước mặt
    - Nước ngầm
    - Nước trong không khí, đá, đất và các sinh vật sống
    I.1 Nước mặt.
    · Hiện trạng nước mặt Việt Nam:
    Tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng

    Hình 1.1 Nước mặt

    · Vấn đề ô nhiễm và cạn kiệt và nhu cầu dùng nước tăng lên mạnh mẽ:
    Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng dân số, nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp sẽ tăng lên mạnh mẽ trong tất cả các vùng. Theo kết quả đánh giá năm 1999, tổng lượng nước cần dùng của cả nước chiếm khoảng 8,8% tổng lượng dòng chảy năm tương ứng với tần suất 75%, tăng lên tới 12,5% vào năm 2000 và 16,5% vào khoảng năm 2010. Tổng lượng nước dùng để tưới cho cây trồng khá lớn, từ 41 km[SUP]3[/SUP] (chiếm 89,8%) năm 1985, tăng lên 46,9 km[SUP]3[/SUP] (năm 1990) và 60 km[SUP]3[/SUP] năm 2000 (chiếm 85%).
    Lượng nước cần dùng trong mùa cạn rất lớn, nhất là lượng nước dùng cho nông nghiệp. Tổng lượng nước cần dùng trong mùa cạn năm 2000 đạt tới 70,7 km[SUP]3[/SUP], chiếm khoảng 42,4% tổng lượng nước có khả năng cung cấp trong mùa cạn (bao gồm nước sông, nước dưới đất và nước do các hồ chứa điều tiết), hay 51% tổng lượng dòng chảy mùa cạn tương ứng với tần suất 75%. Vào khoảng năm 2010, tổng lượng nước cần dùng trong mùa cạn có thể tới 90 km[SUP]3[/SUP], chiếm khoảng 54% tổng lượng nước có thể cung cấp hay 65% tổng lượng dòng chảy trong mùa cạn tương ứng với tần suất 75%.
    Đặc biệt, ở không ít vùng và lưu vực sông, lượng nước cần dùng có thể gấp vài lần tổng lượng nước có thể cung cấp, tức là chẳng những vượt quá xa ngưỡng lượng nước cần có để duy trì sinh thái mà còn không có nguồn nước tại chỗ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.
    Sự gia tăng dân số và các hoạt động của con người sẽ ngày càng tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên nói chung và môi trường nước nói riêng. Những hoạt động tự phát, không có quy hoạch của con người như chặt phá rừng bừa bãi, canh tác nông lâm nghiệp không hợp lý và thải chất thải bừa bãi vào các thuỷ vực . đã và sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, làm cho nguồn nước bị cạn kiệt, bị ô nhiễm, hạn hán có khả năng càng khốc liệt. Nguy cơ thiếu nước sạch càng trầm trọng, nhất là vào mùa cạn ở các vùng mưa ít.



    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1].TS. Trịnh Xuân Lai, Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, NXB Xây dựng, Hà Nội , 2004.
    [2]. GS.TS. Lâm Minh Triết, Kỹ thuật môi trường, NXB Đại học quốc gia, TP. Hồ Chí Minh, 2007.
    [3]. PGS.TS. Hoàng Văn Huệ, Công nghệ môi trường Tập 1, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2004.
    [4]. Bộ Xây Dựng , TCXDVN 33:2006 Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, Hà Nội, 03/2006.
    [5].TS. Tôn Thất Lãng; TS. Nguyễn Phước Dân, ThS. Nguyễn Minh Sáng, Giáo trình Kỹ thuật xử lý nước cấp và nước thải, NXB Bản đồ, Hà Nội, 2007.
    [6].TS. Nguyễn Ngọc Dung , Xử lý nước cấp, NXB Xây dựng, Hà Nội , 2005.
    www.thuanphat.com
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...