Đồ Án Xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. LỜI NÓI ĐẦU

    Sau 20 năm đổi mới, chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển đáng kể. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, có môi trường đầu tư an toàn trong khu vực và trên thế giới. Đóng góp vào sự thành công đó phải kể đến là ngành Ngân hàng. Với sự chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương cũng như sự phát triển và hoạt động có hiệu của các ngân hàng thương mại mà đã huy động được một lượng vốn lớn, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, cũng như cung cấp các dịch vụ, tiện ích về Ngân hàng - Tài chính cho khách hàng góp phần đưa đất nước phát triển theo hướng hiện đại, theo kịp với trình độ của thế giới.
    Tuy nhiên do sự chuyển đổi cơ chế còn chậm, trình độ còn kém nên ngành Ngân hàng cũng đã gặp nhiều khó khăn trong chính sách cũng như quản lý và hoạt động, đặc biệt là vấn đề "nợ xấu" gây ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành, làm cho tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại trở nên yếu kém, khả năng cạnh tranh giảm sút. Nhất là hiện nay khi chúng ta trở thành thành viên chính thức của WTO thì vấn đề này đã gây ra nhiều thách thức trong việc cạnh tranh với nước ngoài, tăng rủi ro trong hoạt động ngân hàng, giảm lòng tin khách hàng và tất nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.
    Với lí do trên, em xin đưa ra vài ý kiến về đề tà: "Xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam". Hy vọng rằng nó sẽ giúp giải thích phần nào nguyên nhân, thực trạng và giải pháp về vấn đề này.




    C. KẾT LUẬN

    Cần phải khẳng định lại rằng cải cách khu vực ngân hàng thương mại là một trong những chủ trương cải cách hàng đầu mà chính phủ luôn đuổi với mục tiêu là từng bước hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức cần phải xử lí như vốn, trình độ công nghiệp, năng lực đội ngũ cán bộ . nhưng vấn đề nợ xấulà vấn đề cấp bách bên trong cần xử lí khi gia nhập WTO. Hy vọng một số thực trạng trên đã cho thấy phần nào về tình hình nợ xấu ở hệ thống ngân hàng thương mại và một số giải pháp khắc phục. Và cần phải nhìn nhận lại nguyên nhân của nợ xấu khi mà tận gốc của nó không giải quyết được triệt để thì tình trạng nợ xấu vẫn còn tồn tại và luôn là tình trạng chung của nhiều vấn đề hiện nay ở Việt Nam. Mong rằng khi hội nhập, chúng ta còn xem xét lại bản chất của vấn đề cần xem xét, để nền kinh tế của chúng ta ngày càng tăng trưởng cao và bền vững.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Kinh tế Việt Nam trên đường hội nhập
    2. Cẩm nang quản lý tín dụng ngân hàng
    3. Ngân hàng Thương mại
    4. Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 14, 24, (2006), 4 (2005)
    5. Tạp chí ngân hàng số 11 (2006)
    6. Trang web www.kiemtoan.com
    www.taichinhviet.com
    www.mof.gov.com
    www.vnexpress.com
    www.congnghemoi.com

    MỤC LỤC

    A. LỜI NÓI ĐẦU 1
    B. NỘI DUNG 2
    I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NỢ XẤU Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
    1. Các khái niệm cơ bản 2
    2. Sự cần thiết phải xử lí "nợ xấu" trong Ngân hàng thương mại 4
    2.1. Ảnh hưởng của "nợ xấu" tới hoạt động của các Ngân hàng thương mại 4
    2.2. Xu thế hội nhập hiện nay cho thấy cần thiết phải nghiên cứu tỉ mỉ và cẩn thận vấn đề này. 5
    3. Nội dung xử lí nợ xấu đối với Ngân hàng thương mại 6
    II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÍ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
    1. Thực trạng và giải pháp 9
    2. Nguyên nhân ở thực trạng trên 11
    3. Giải pháp giúp xử lí nợ xấu ở ngân hàng thương mại 14
    C. KẾT LUẬN 20
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...