Luận Văn Xử lý mạt dừa sau trồng nấm bào ngư bằng xạ khuẩn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Mạt dừa có nhiều ưu điểm: sạch, không có kim loại nặng, có độ xốp cao,
    giữ ẩm tốt. Tuy nhiên, trong mạt dừa chứa hàm lượng lignin tương đối cao (khoảng 58%),
    hàm lượng cellulose chiếm 29% và tỉ lệ C/N là 178, vì vậy mạt dừa khó bị phân hủy trong
    điều kiện tự nhiên. Để có thể sử dụng mạt dừa làm nguồn nguyên liệu sản xuất phân sinh hóa
    hữu cơ, cần tìm các biện pháp làm giảm hàm lượng lignin và cellulose để đạt được tỉ lệ C/N
    thích hợp. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng mạt dừa sau khi được trồng nấm bào ngư (có tỉ
    lệ C/N là 49) xử lý tiếp bằng chủng xạ khuẩn được phân lập từ mạt dừa được đổ đống lâu
    ngày. Mạt dừa sau khi trồng nấm được ủ với xạ khuẩn 60 ngày giảm hàm lượng lignin còn
    34%, cellulose 7% và C/N là 19 thích hợp ứng dụng sản xuất phân sinh hóa hữu cơ
    1.MỞ ĐẦU
    Nước ta là một nước nông nghiệp nhiệt đới, và dược là một trong những nước có tiềm lực
    to lớn về dừa. Riêng ở tỉnh Bến Tre diện tích trồng dừa đã lên đến hơn 3500ha. Tuy nhiên
    ngoài những sản phẩm cũng như nguồn lợi mà dừa mang lại thì phần bã xơ dừa lại là nguồn
    phế liệu chưa được nông dân ta tận dụng hợp lý.
    Vì vậy việc chuyển hóa sinh học bã thải xơ dừa thành một số sản phẩm có ích như đất
    sạch, phân bón là mục tiêu vừa tận dụng nguồn phế liệu sẵn có vừa tạo hiệu quả kinh tế
    cũng như đồng thời góp phần làm giảm nhẹ ô nhiễm môi trường và đẩy nhanh vòng tuần hoàn
    vật chất trong tự nhiên.
    Việc xử lý mạt dừa được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1: xử lý làm giảm hàm lượng
    lignin; giai đoạn 2: tiếp tục xử lý làm giảm hàm lượng lignin và cellulose để tỉ lệ C/N trong
    mạt dừa thích hợp ứng dụng làm phân sinh hóa hữu cơ. Các vi sinh vật khác nhau phân hủy
    lignin với mức độ khác nhau: xạ khuẩn, vi khuẩn, nấm làm mục gỗ. Ngoài ra, lignin cũng bị
    phân giải một phần và chuyển sang dạng hòa tan dưới tác dụng của kiềm bisulfitnatri và
    H2SO4, do đó chúng tôi còn sử dụng kiềm để giảm hàm lượng lignin trong giai đoạn 1. Trong
    phạm vi đề tài này chúng tôi sử dụng mạt dừa đã được ứng dụng trồng nấm ăn và xử lý tiếp
    bằng xạ khuẩn đến tỉ lệ C/N thích hợp ứng dụng làm phân
    2.TỒNG QUAN TÀI LIỆU
    Mạt dừa là sản phẩm còn lại sau khi tước lấy phần xơ của vỏ, phần xơ được sử dụng làm
    dây thừng. Mạt dừa không giống xơ dừa, nó có khả năng giữ lượng nước gấp 8 lần khối lượng
    của chúng.
    Mạt dừa có nhiều ưu điểm: sạch, không có kim loại năng, có độ xốp cao, giữ ẩm tốt, có thể
    dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ sinh hóa.
    2.1.Tính chất vật lý
    2.1.1.Khả năng giữ ẩm
    Một trong những thuộc tính của mạt dừa là tính giữ ẩm, không giống với than bùn khi điều
    kiện khô thì khó khôi phục lại độ ẩm. Mạt dừa có tính ưa nước ngay cả khi không khí khô hạn,
    TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 11, SỐ 01 - 2008
    Trang 83
    đặc điểm này ảnh hưởng đến việc sử dụng nước và phân bón một cách có hiệu quả. Đồng thời
    tính ưa nước của mạt dừa cũng ảnh hưởng đến chất lượng của cây.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...