Luận Văn Xử lý anten mảng theo không gian-thời gian trong thông tin vô tuyến di động

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Ác Niệm, 22/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở Đầu

    Các hệ thống thông tin di động đang phát triển bùng nổ trên thế giới và
    cả ở Việt Nam. Trước yêu cầu ngày càng cao của người sử dụng dịch vụ
    thông tin di động về chất lượng, dung lượng và tính đa dạng của dịch vụ và
    đặc biệt là các dịch vụ truyền dữ liệu tốc độ cao và đa phương tiện, việc
    nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến đáp ứng nhu cầu
    này luôn là một đòi hỏi cấp thiết.
    Một trong số các kỹ thuật để có thể giúp cải thiện đáng kể chỉ tiêu và
    dụng lượng của hệ thống đang được tập trung nghiên cứu trên thế giới trong
    thời gian gần đây là kỹ thuật xử lý không gian-thời gian. Kỹ thuật này cho
    phép sử dụng tối đa hiệu quả phổ tần cho hệ thống thông tin vô tuyến nói
    chung và hệ thống thông tin di động tổ ong nói riêng. Nhờ sử dụng nhiều
    phần tử anten, kỹ thuật này cho phép tối ưu hoá quá trình thu hoặc phát tín
    hiệu bằng cách xử lý theo cả hai miền không gian và miền thời gian tại máy
    thu phát.[16,17,19, 28, 36]
    Việc tiếp tục nghiên cứu phát triển kỹ thuật này để tiến tới có được các
    sản phẩm hữu dụng có chỉ tiêu chất lượng cao, đồng thời phù hợp với khả
    năng xử lý, tính toán của các thiết bị hiện có cũng như ứng dụng nó vào trong
    các hệ thống thông tin di động hiện có một cách hiệu quả thực sự là vấn đề
    cấp thiết. Việc thực hiện tốt những nghiên cứu này sẽ mang lại hiệu quả rất to
    lớn về dung lượng cũng như hiện thực hoá khả năng truyền dữ liệu tốc độ cao
    cho các hệ thống thông tin di động như GSM hay CDMA hiện tại cũng như
    các hệ thống thông tin di động thế hệ mới.
    Mục tiêu của luận án là nghiên cứu kỹ thuật xử lý không-gian thời gian
    bằng anten thông minh cho thông tin di động với các trường hợp cụ thể anten
    thông minh cho mạng GSM ở Việt Nam và các hệ thống CDMA.
    -2-
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án là tập trung giải quyết
    những vấn đề sau:
    - Nghiên cứu thuật toán tạo búp thích nghi có độ phức tạp tính toán thấp
    nhưng tốc độ hội tụ cao để phù hợp với khả năng của thiết bị thực tế.
    - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng anten thông minh trong hệ thống GSM
    có tính đến các điều kiện cụ thể của hệ thống GSM ở Việt Nam để đề xuất
    phương án ứng dụng, triển khai nhằm sử dụng tài nguyên một cách hiệu
    quả, có xem xét, đánh giá ảnh hưởng của pha-đinh và che khuất.
    - Nghiên cứu kỹ thuật nâng cao chỉ tiêu cho hệ thống anten thông minh cho
    W-CDMA, hệ thống thông tin di động thế hệ 3 IMT-2000.
    Phương pháp nghiên cứu được thực hiện là nghiên cứu lý thuyết kết hợp
    với mô phỏng bằng chương trình máy tính để đánh giá kết quả: Với hệ thống
    GSM, có tính đến các tham số và điều kiện đặc thù của mạng lưới hiện đang
    triển khai ở Việt Nam; Với đề xuất cho hệ thống W-CDMA, kết quả đo kiểm
    thực hiện trên hệ thống thử nghiệm được sử dụng để đánh giá độ tin cậy.
    Nội dung luận án bao gồm 4 Chương. Sau phần Mở đầu, Chương 1 trình
    bày tổng quan về kỹ thuật xử lý mảng theo không gian-thời gian và đặt vấn đề
    nghiên cứu. Chương 2 đi sâu vào phân tích các anten mảng nhiều phần tử
    được sử dụng trong thông tin di động với hai kỹ thuật phân tập và tạo búp.
    Chương này cũng đã đề xuất sử dụng một thuật toán tạo búp thích nghi kết
    hợp cả kênh hoa tiêu và lưu lượng cho hệ thống CDMA trải phổ trực tiếp.
    Chương 3 đánh giá hiệu quả của việc sử dụng anten thông minh trong các hệ
    thống thông tin di động tổ ong, đề xuất sử dụng cho hệ thống GSM ở Việt
    Nam có xem xét đến ảnh hưởng của pha-đinh và che khuất. Trên cơ sở nhận
    xét về những hạn chế của hệ thống anten thông minh thử nghiệm cho WCDMA,
    qua phân tích các đặc tính của kỹ thuật phân tập và tạo búp trong môi
    trường pha-đinh và nhiễu đa truy nhập, Chương 4 đã đề xuất sử dụng kỹ
    -3-
    thuật phối hợp cho chép đạt được ưu điểm của cả hai kỹ thuật phân tập và tạo
    búp cho hệ thống W-CDMA. Kết quả đo kiểm được thực hiện trên hệ thống
    anten thông minh thử nghiệm cho W-CDMA tại Viện nghiên cứu Điện tử
    viễn thông Hàn Quốc (ETRI) để đánh giá độ tin cậy của phương án đề xuất.
    Cuối cùng là phần kết luận và hướng phát triển tập trung vào những kết quả
    mới đạt được của luận án.

    Mục Lục

    Chữ Viết Tắt . .vii
    Mục lục Hình vẽ .ix
    Mục lục Bảng biểu xii
    Mở Đầu 1
    Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .4
    1.1. Sơ lược về quá trình phát triển kỹ thuật xử lý tín hiệu mảng 4
    1.1.1. Sự phát triển của kỹ thuật anten: .4
    1.1.2. Tín hiệu trong miền thời gian, không gian 6
    1.2. Xử lý không gian-thời gian trong thông tin di động 9
    1.2.1. Mô hình hệ thống không gian-thời gian 9
    1.2.2. Môi trường thông tin di động 14
    1.2.3. Mô hình và đánh giá kênh không gian-thời gian .21
    1.2.4. Ưu, nhược điểm của kỹ thuật xử lý không gian-thời gian .23
    1.3. Phân loại anten 25
    1.4. Đặt vấn đề nghiên cứu . 27
    Chương 2. Kỹ thuật xử lý đối với anten mảng .31
    2.1. Kỹ thuật phân tập . . 31
    2.1.1. Kết hợp tỉ lệ cực đại 36
    2.1.2. Tăng ích phân tập 41
    2.1.3. Tăng ích anten .42
    2.1.4. Ảnh hưởng của tương quan nhánh 43
    2.2. Kỹ thuật tạo búp sóng . 47
    2.2.1. Chuyển búp sóng . 47
    2.2.2. Tạo búp sóng thích nghi 50
    2.2.3. Các thuật toán thích nghi .55
    -v-
    2.3. Thuật toán tạo búp thích nghi có hỗ trợ của kênh hoa tiêu cho
    đường lên DS-CDMA 59
    2.3.1. Anten thông minh cho DS-CDMA 59
    2.3.2. Mô hình tín hiệu 61
    2.3.3. Kết hợp theo không gian ở máy thu trạm gốc .64
    2.4. Tổng kết chương 67
    Chương 3. Hiệu quả về dung lượng của anten thông minh đối với hệ
    thống GSM 68
    3.1. Đánh giá hiệu quả về dung lượng khi sử dụng anten thông minh
    chuyển búp sóng . 68
    3.2. Kết quả tính số . 72
    3.2.1. Hiệu quả về dung lượng với hệ thống AMPS 72
    3.2.2. Hiệu quả về dung lượng đối với hệ thống GSM 74
    3.2.3. Đề xuất mẫu tái sử dụng tần số cho mạng GSM ở Việt Nam khi sử dụng anten thông
    minh 76
    3.3. Ảnh hưởng của pha-đinh và che khuất tới việc tái sử dụng tần số
    . 77
    3.3.1. Ảnh hưởng của sự che khuất .82
    3.3.2. Các vùng nhiễu . .83
    3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của các nguồn nhiễu đồng kênh trong thực tế 85
    3.4. Hiệu quả về dung lượng của anten chuyển búp sóng với ảnh
    hưởng của che khuất và pha-đinh . . 90
    3.5. Tổng kết chương 94
    Chương 4. Phối hợp kỹ thuật tạo búp và phân tập cho hệ thống WCDMA . .
    96
    4.1. Hệ thống W-CDMA . 96
    4.1.1. Các đặc tính chủ yếu của W-CDMA .97
    -vi-
    4.1.2. Kênh vật lý đường lên .98
    4.1.3. Kênh vật lý đường xuống 100
    4.1.4. Môi trường mô phỏng W-CDMA .102
    4.2. Phối hợp kỹ thuật tạo búp sóng và phân tập cho hệ thống WCDMA .
    107
    4.2.1. Chỉ tiêu kỹ thuật tạo búp sóng . 107
    4.2.2. Chỉ tiêu kỹ thuật phân tập thu .112
    4.2.3. Đề xuất phối hợp kỹ thuật tạo búp và phân tập cho hệ thống W-CDMA .115
    4.3. Kết quả mô phỏng . 117
    4.4. Đo kiểm hệ thống thử nghiệm anten thông minh cho W-CDMA
    119
    4.4.1. Giới thiệu hệ thống thử nghiệm .119
    4.4.2. Anten mảng thông minh 120
    4.4.3. Cấu hình hệ thống và điều kiện đo 122
    4.4.4. Kết quả đo kiểm trên hệ thống thử nghiệm .129
    4.5. Xử lý kết quả đo kiểm và so sánh với kết quả mô phỏng 131
    4.6. Tổng kết chương 133
    KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN . 134
    Kết luận . 134
    Hướng phát triển tiếp theo: 135
    Bài báo, Công trình đã công bố 136
    Tài liệu tham khảo 138
    Tiếng Việt 138
    tiếng Anh . 139
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...