Đồ Án Xử lí nước cấp Tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 24/11/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI GIỚI THIỆU
      



    Trong thời đại ngày nay “Môi trường và phát triển bền vững” là chiến lược được nhiều quốc gia và nhiều tổ chức quan tâm.
    Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, mức độ đô thị hóa ngày càng tăng, nhu cầu dùng nước sạch cũng tăng lên đáng kể ở thành thị lẫn nông thôn.
    Một trong những biện pháp tích cực ở các đô thị và nông thôn là cần phải tính toán thiết kế trạm xử lí nước cấp một cách hợp lí nhằm cung cấp cho người dân lượng nước đảm bảo cả về số lượng và chất lượng
    Do đó cần phải xây dựng nhà máy xử lý nước cấp sử dụng nguồn nước mặt, đó cũng là mục tiêu thiết kế đồ án này.
    Tuy nhiên, trong phạm vi môn học, việc thực hiện đồ án xử lý nước cấp chỉ nhằm giúp sinh viên củng cố kiến thức lý thuyết được học ở trên lớp và củng cố kiến thức nhằm hoàn thành môn học Xử lý nước cấp.

    LỜI GIỚI THIỆU 1
    CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 2
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 2
    1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN 2
    1.3 NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN 3
    CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC THIẾT KẾ 3
    I ĐIỀU KIỆN ĐỊA PHƯƠNG 4
    II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 5
    2.1 Hoạt động kinh tế 5
    2.2 Giáo dục – y tế - văn hóa thể thao 8
    CHƯƠNG III: XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG NƯỚC CẤP,LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC CẤP 8
    I – QUY MÔ CÔNG SUẤT 9
    1. Lưu lượng nước cấp cho ăn uống sinh hoạt 9
    2. Lưu lượng nước cấp cho công nghiệp tập trung 9
    4. Lưu lượng nước tưới đường, tưới cây 11
    5. Lưu lượng nước cấp cho các công trình công cộng 11
    6. Công suất hữu ích cấp cho đô thị 11
    7. Công suất của trạm bơm cấp II phát vào mạng lưới cấp nước 11
    8. Lưu lượng nước chữa cháy 12
    9. Công suất trạm xử lý 12
    II - LỰA CHỌN NGUỒN CẤP NƯỚC 13
    CHƯƠNG IV:TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NƯỚC VÀ QUY TRÌNH XỬ LÝ-LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ 13
    I - CÁC CHỈ TIÊU VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGUỒN 14
    II - MỘT SỐ CHỈ TIÊU CẦN XÉT ĐẾN ĐỂ THIẾT KẾ 15
    1. Liều lượng phèn cần thiết để keo tụ 15
    2. Kiểm tra độ kiềm của nguồn nước 15
    3. Kiểm tra độ ổn định của nước sau khi keo tụ 16
    4. Xử lý độ ổn định nước, ta phải dùng vôi hoặc Sôđa 18
    5. Hàm lượng cặn lớn nhất sau khi đưa vôi sữa vào nước 19
    III - SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ 19
    1. Đề xuất dây chuyền công nghệ 19
    1.1 Đề xuất công nghệ xử lý 19
    1.2 Lựa chọn sơ đồ xử lý nước mặt: 19
    1.2.1 Bể trộn: 19
    1.2.2 Ngăn tách khí: 20
    1.2.3 Bể phản ứng: 20
    1.2.4 Bể lắng: 21
    1.2.5.Bể lọc : 22
    1.2.6 Bể chứa: 23
    1.2.7 Trạm bơm cấp 2: 23
    2. Thuyết minh công nghệ 26
    3. Phân tích lựa chọn dây chuyền công nghệ 27
    CHƯƠNG V: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC 29
    5.1 CÔNG TRÌNH THU NƯỚC 29
    5.1.1 Vị trí và loại công trình thu nước 29
    5.1.3 Tính ống hút 31
    5.1.4 Ống tự chảy và họng thu 32
    5.1.5 Ngăn thu nước và ngăn hút nước 33
    5.2 TÍNH TOÁN TRẠM BƠM CẤP I 35
    5.2.1 Ống đẩy 35
    5.2.1.1 Ống đẩy chung 35
    5.2.2 Áp lực toàn phần của bơm 35
    5.2.3 Chọn bơm 36
    5.3 TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ 36
    5.3.1 Tính thiết bị trộn phèn 36
    5.3.1.1 Tính dung tích kho phèn 37
    5.3.2 Tính dung tích bể tiêu thụ 38
    5.3.2.2 Tính thiết bị khuấy trộn 39
    5.3.3 Tính thiết bị pha chế vôi sữa 41
    5.3.3.1 Xác định kho chứa vôi cục 42
    5.3.3.2 Tính dung tích thùng tiêu thụ chứa dung dịch sữa vôi 5% 43
    5.3.3.3 Tính các thông số thiết kế và thiết bị khuấy trộn (dùng cánh quạt) 43
    CHƯƠNG VI: KHÁI QUÁT KINH TẾ 63
    I.KINH PHÍ THIẾT BỊ 63
    II.CHI PHÍ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH 64
    1) Chi phí nhân công 64
    2) Chi phí điện năng 65
    3) Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng 65
    4) Chi phí hoá chất 65
    III.CHI PHÍ XỬ LÝ 1M3 NƯỚC: 66

    CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
    Xã la Ngà thuộc huyện Định Quán Tĩnh đồng nai.Cách Thị trấn Huện định quán 11 km,phía tây các Hộ trị An 22 Km,xung quanh tiếp giáp với các xã ngọc Định,Phú Túc đi dọc theo sông La Ngà cách xã thanh sơn 5 km,tiếp giáp với xã phú ngọc bắt qua bởi cầu La Ngà nằm trên quốc lộ 20,cách Ngã ba Dầu Dây 40 km,đi theo quốc Lộ 20 Cách Tĩnh Lâm Đồng 45 km.
    Huyện định quán gồm 13 xã,trong đó La Ngà là xã đi đầu trong việc hình thành rất sớm các nhà máy công nghiệp,và dự định đến 2013 sẽ xậy dựng khu công nghiệp miền núi với vốn điều lệ:60 tỷ đồng,trong đó các nhà máy đã đi vào hoạt động,trong đó có nhà máy sản xuất lò xo(nhà máy Lò Xo đầu tiên ở việt nam),các xí nghiệp ngành đồ gỗ.v.v.v
    Do nhu cầu dùng nước của người dân xã La Ngà – Huyện định quán ngày càng lớn, mà nguồn cung cấp nước ngầm càng cạn kiệt do người dân sử dụng tự phát ngoài mục đích sử dụng cho sinh hoạt còn sử dụng cho việc tưới tiêu,trong những năm gần đây người dân sống ở cây số 101,cây số 99 cách thi xã la nga 2 km,thì không có nước ngầm để sử dụng,khoan đào cũng không có,nên điều này không thể cung cấp đủ và đảm bảo vệ sinh cho người dân đến năm 2020. Chính vì thế, biện pháp tối ưu là phải tìm ra nguồn nước có trữ lượng lớn, dồi dào để giải quyết vấn đề bức thiết này. Nguồn nước mặt của sông La Ngà là nguồn nước được lựa chọn đầu tiên để sử dụng xử lý cấp cho người dân và cho sản xuất.
    1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN
    Mục tiêu của đồ án là tính toán, lựa chọn phương án tối ưu để thiết kế và xây dựng trạm xử lý nước cấp nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho nhu cầu dùng nước đến năm 2020 của người dân xã La Ngà, góp phần cải thiện sức khỏe người dân, hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của xã.


    1.3 NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN
    Điều tra thu thập các tài liệu
    Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội
    Phương hướng phát triển của thị xã
    Lượng và trữ lượng các nguồn nước trong khu vực
    Hiện trạng cấp nước và nhu cầu dùng nước
    Nghiên cứu lựa chọn nguồn nước và công nghệ xử lý
    Tính toán thiết kế trạm xử lý
    Tính toán kinh tế
    Thực hiện bản vẽ
    1.4 YÊU CẦU THIẾT KẾ
    Cung cấp số lượng nước đầy đủ và an toàn về mặt hóa học, vi trùng học để thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất công nghiệp và phục vụ sinh hoạt công cộng của các dối tượng dùng nước.
    Cung cấp nước có chất lượng tốt, ngon, không chứa các chất gây vẫn đục, gây ra màu mùi, vị của nước.
    Cung cấp nước có đủ thành phần khoáng chất cần thiết cho việc bảo vệ sức khỏe của người sử dụng
    Để thỏa mãn các nhu cầu trên thì nước sau xử lý phải có các chỉ tiêu chất lượng thỏa mãn ” Tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt’’ nêu ở bảng (1.13) sách Cấp nước .Tập 2 –của Trịnh Xuân Lai
    1.5 CƠ SỞ THIẾT KẾ
    Dựa vào:
    - Số liệu các chỉ tiêu của nguồn nước được lựa chọn
    - Tài liệu thuỷ văn của nguổn nước
    - Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp - TS. Trịnh Xuân Lai
    - Xử lý nước cấp - PTS. Nguyễn Ngọc Dung
    Công trình thu nước trạm bơm cấp thoát nước - ThS. Lê Dung
    - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam - Tiêu chuẩn cấp nước 33 - 2006 - Bộ xây dựng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...