Luận Văn Xu hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

    1. Xu hướng
    Như chúng ta đó biết, hoạt động đầu tư ngày càng phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây và trở thành xu hướng tất yếu của các nước. Tham gia vào hoạt động đầu tư quốc tế không chỉ là các nước phát triển có tiềm lực tài chính mạnh mà có cả các nước đang phát triển với những lợi thế riêng có của mỡnh. Việt Nam đang tiến sâu, tiến rộng vào quỏ trỡnh hội nhập kinh tế thế giới, đối với hoạt động đàu tư quốc tế , hiện nay nước ta vận chủ yếu đứng trên giác độ là nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, trong những năm gàn đây, cùng với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước, cũng như sự hỗ trợ ngày càng có hiệu quả hơn từ phía Nhà nước, Việt Nam đó đưa vốn, tài sản ra nước ngoài để đầu tư thực hiện sản xuất kinh doanh. Là một nước mới tham gia vào hoạt động đầu tư quốc tế, bước đầu các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thu được nhiều kết quả cao, tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp đó làm ăn có hiệu quả và được đánh giá là thành công trong hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
    Vỡ vậy, trong những năm tới, hứa hẹn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm tỡm kiếm lợi nhuận cao và mở rộng thị phần tiờu thụ sản phẩm. Đó là một xu thế tất yếu trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay, không chỉ riêng Việt Nam mà cả những nước trên thế giới.
    2. Giải phỏp
    - Thay đổi tư duy về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
    Nhà nước cần phải coi hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một hoat động kinh tế đối ngoại quan trọng không kém gỡ hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài , vỡ cả lý thuyết và thực tiễn đều chứng minh rằng 1 nước có dũng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài càng mạnh thỡ càng cú nhiều khả năng và cơ hội để mở rộng thị trường và tăng thêm các cơ hội kinh doanh, tạo ra lực hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vịêt Nam có những mặt hàng và làng nghề truyền thống hoàn toàn có thể đáp ứng được những khoảng trống hoặc những thị trường ngách ở khắp nơi trên thế giới.Trước bối cảnh Vịêt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực và những tác động tích cực của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mang lại trong thời gian qua thiết nghĩ cần nhanh chóng thay đổi từ khống chế và cho phép sang khuyến khích các doanh nghiệp Vịêt Nam đầu tư ra nước ngoài.
    - Cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách theo hướng tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp Vịêt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài .
    Chính phủ cần nhanh chóng ban hành nghị định và các thông tư mới hướng dẫn luật đầu tư mới. Nghị định 22/2000 của chính phủ đó bộc lộ nhiều hạn chế và không tương thích với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta hiện nay vỡ thế cỏc vấn đề trong nghị định mới nên sửa đổi theo hướng:
    Đơn giản hoá thủ tục đăng ký và cấp giấy phộp cho cỏc dự ỏn đầu tư ra nước ngoài, tiến tới xoỏ bỏ hỡnh thức cấp giấy phộp chuyển sang đăng ký đầu tư.
    Rút ngắn thời gian cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài cho các doanh nghiệp Vịêt Nam xuống cũn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ ( hiện tại là 30 ngày ).
    Xây dựng danh mục dự án đặc biệt khuyến khích và khuyến khích đầu tư ra nước ngoài với các hỡnh thức ưu đói phự hợp đặc biệt là chính sách ưu đói về thuế, tớn dụng, ngoại hối.
    Mở rộng các lĩnh vực đựoc phép đầu tư ra nước ngoài để các doanh nghiệp rộng quyền lưạ chọn. Cho phép đầu tư vào các lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, y tế, giáo dục nếu doanh nghiệp có luận chứng kinh tế kỹ thuật tốt và bảo đảm khả năng sinh lời của dự án .
    Chính phủ cần yêu cầu các bộ, ngành có liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp ở nước ngoài nhằm tạo hành lang phỏp lý đồng bộ, điều chỉnh hoạt động kinh tế mới này, đồng thời quy định rừ chế độ và nội dung báo cáo đối với các doanh nghiệp Vịêt Nam ở nước ngoài để thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Vịêt Nam.
    - Tăng cường các hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nghiệp Vịêt Nam thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
    Về mặt tổ chức, thành lập các bộ phận chuyên trách đảm nhận việc quản lý hoạt động đầu tư của Vịêt Nam ở nước ngoài. Bộ phận này có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất những văn bản, quy định pháp lý liờn quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đồng thời cũng là đầu mối giải quyết những vướng mắc mà các doanh nghiệp gặp phải khi tiến hành sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.
    Thành lập hiệp hội đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Vịêt Nam để bảo vệ quyền lợi và giúp đỡ các doanh nghiệp Vịêt Nam giải quyết các vướng mắc. Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài của Vịêt Nam nhằm tài trợ tài chính cho các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và bảo đảm lợi ích và bảo vệ các doanh nghiệp trước những rủi ro về chính trị hoặc các rủi ro khác mà các công ty bảo hiểm thông thường không thể cung cấp dịch vụ đó được.
    Về mặt cơ chế chính sách cần tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư trên tầm vĩ mô trước hết là ở các lĩnh vực mà Vịêt Nam có lợi thế so sánh.Tăng cường cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp có nguyện vọng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, như tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa Chính phủ với các doanh nghiệp có dự án đầu tư trực tiếp ở nước ngoài, với Chính phủ tại nước sở tại để giải quyết các bất cập trong quá trỡnh đầu tư ra nước ngoài, hoặc là cung cấp các thông tin cần thiết như quan hệ cung cầu hàng hoá, triển vọng phát triển của thị trường nước ngoài, môi trường đầu tư của nước sở tại, thông tin về đối tác đầu tư và các cơ hội đầu tư mới. Tổ chức các hội chợ triển lóm quảng cỏo, tham quan thị trường, làm trung gian cho các cuộc tiếp xúc giữa các doanh nghiệp Vịêt Nam với các đối tác tiềm năng. phát triển các dịch vụ tài chớnh, ngõn hàng, bảo hiểm, bảo lónh tớn dụng, dịch vụ hỗ trợ tư pháp và hướng dẫn các thủ tục đăng ký đầu tư ở từng thị trường nước ngoài. Chính phủ giao cho các đại sứ quán, lónh sự quỏn và phũng thương vụ Vịêt Nam ở nước ngoài hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp Vịêt Nam đang tiến hành đầu tư trưc tiếp ở nước ngoài. Xem đó là một nhiệm vụ bắt buộc đối với các cơ quan này.
    Tăng cường các hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
    Thành lập Hiệp hội đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam để bảo vệ quyền lợi và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam giải quyết các vướng mắc. Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài của Việt nam nhằm tài trợ tài chính cho các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đảm bảo lợi ích và bảo vệ các doanh nghiệp trước những rủi ro về chính trị hoặc các rủi ro khác mà các công ty bảo hiểm thông thường không thể cung cấp các dịch vụ đó được.
    -Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài
    Theo đó,Vịêt Nam cần đàm phán, ký kết các hiệp định đầu tư đa biên nhằm tăng cường khả năng bảo vệ các doanh nghiệp và tạo cơ chế pháp lý ổn định để giải quyết các tranh chấp có thể nảy sinh khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Trước hết, Vịêt Nam cần tham gia đầy đủ các công ước quốc tế liên quan đến đầu tư nước ngoài như công ước Washington năm 1965, các công ước của WTO ngoài ra Vịêt Nam cũn cần quan tõm đến hiệp định đầu tư khu vực bởi mục đích của hiệp định là thúc đẩy dũng lưu chuyển vốn giữa các nước tham gia ký kết và tăng cường thu hút vốn quốc tế từ các nước thứ 3 vào khu vực.
    Bên cạnh đó, Vịêt Nam cần tăng cường đàm phán ký kết các hiệp định đầu tư song phương. Vỡ cỏc hiệp định đầu tư song phương có tốc độ phát triển nhanh và ngày càng chi phối mạnh mẽ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các hiệp định đầu tư song phương sẽ tạo cơ chế bảo vệ cho các doanh nghiệp Vịêt Nam khi đầu tư sang các nước đó ký kết và nõng cao khả năng tạo lợi nhuận của các doanh nghiệp khi triển khai dự án ở nước ngoài
    Vịêt Nam cần tích cực tham gia đàm phán ký kết các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần và nâng cao hiệu quả triển khai của các hiệp định đó ký để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của việc thu thuế trùng, đồng thời khuyến khích dũng luõn chuyển vốn quốc tế. Hầu hết các nước hiện nay đều ký kết hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với các hỡnh thức đa biên hoặc song phương. Với Vịêt Nam, sau hơn 10 năm kiên trỡ và tớch cực đàm phán, đó ký được 43 hiệp định với hầu hết các đối tác đầu tư lớn và quan trọng trên thế giới, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

     
Đang tải...