Tiểu Luận Xu hướng tuổi kết hôn muộn ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Xu hướng tuổi kết hôn muộn ở Việt Nam.
    PHẦN I: MỞ ĐẦU
    Trong những năm gần đây, xu hướng tăng tuổi kết hôn bắt đầu xuất hiện tại các nước châu Á như một phần tác động của yếu tố hiện đại hóa. Xu hướng kết hôn sớm chuyển sang kết hôn muộn cũng đã diễn ra ở Việt Nam từ những thập niên đầu của thế kỷ XXI. Tầm quan trọng của hôn nhân trong văn hóa truyền thống, gia đình và hệ thống thân tộc trong thời kỳ phong kiến đã tạo ra một áp lực mạnh mẽ đối với việc kết hôn sớm của người Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Tự bao đời nay hôn nhân được xem là sự kiện trọng đại trong cuộc đời mỗi con người. Là sự cam kết đồng ý giữa các cá nhân nam và nữ về các khía cạnh luật pháp, xã hội và tôn giáo. Hôn nhân là nền tảng của gia đình trong hầu hết các dạng hình xã hội. Tuy nhiên, dưới tác động mạnh mẽ của phát triển kinh tế - xã hội, cùng với khuyến khích kết hôn muộn, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam và nữ ở Việt Nam cũng đã dần tăng lên.
    Trong những năm gần đây thì giá trị hôn nhân và gia đình đang ở Việt Nam có rất nhiều biến đổi mang tính “nóng hổi” đòi hỏi chúng ta cần có thái độ ứng xử và giải quyết đặt ra như: vấn đề về gia đình đơn thân, xu hướng làm mẹ đơn thân, về hôn nhân lưỡng giới, đồng giới Xu hướng tuổi kết hôn muộn tuy đã bắt đầu diễn phổ biến và mang tính “bức thiết”, được khoa học xã hội quan tâm từ năm 2009, song bản thân tôi vẫn chọn đề tài này bởi trong những năm gần đây và tương lai xu hướng vẫn sẽ tiếp tục diễn ra và được xã hội Việt Nam hiện đại chấp nhận và khuyến khích. Với bài tập của mình tôi xin được phân tích một số khía cạnh về xu hướng kết hôn muộn ở Việt Nam trong thời gian qua. Từ các phân tích của mình tôi xin đưa ra dự đoán về xu hướng này trong thời gian tới.

    PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
    I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH, KIẾN THỨC THỰC TẾ ĐỂ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
    1. Lý thuyết áp dụng
    a. Lý thuyết hành động xã hội
    Theo M.Weber, hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan nhất định. Ông nhấn mạnh đến động cơ bên trong chủ thể như là nguyên nhân của hành động.Ông phân biệt rõ 4 loại hành đông là: duy lý- công cụ; duy lý - giá trị; cảm tính; truyền thống.
    Áp dụng lý thuyết này vào giải thích xu hướng tuổi kết hôn muộn chúng ta thấy hành động chọn bạn đời, quan niệm về hôn nhân của mỗi người là khác nhau. Mỗi người đều có những tiêu chuẩn, những mong muốn riêng trong hôn nhân, nhằm đạt được mục đích của họ. Xã hội học nghiên cứu hành động xã hội thực chất là tập trung vào nghiên cứu loại hành động duy lý- công cụ. Trong xã hội hiện đại thì hành động của con người ngày càng trở nên duy lý, hợp lý với tính toán chi ly, tỉ mỉ, chính xác về mối quan hệ giữa công cụ/ phương tiện và mục đích/ kết quả (Duy lý – giá trị). Người ta muốn kết hôn muộn vì họ muốn có thời gian và sức lực để có thể cống hiến nhiều hơn và hết mình cho công việc, có cơ hội chọn lựa cao hơn, sẽ tìm thấy người bạn đời tốt nhất cho mình, sẽ tiết kiệm được nhiều tiền cho cuộc sống sau này .Việc họ kết hôn muộn cũng nằm trong ý muốn chủ quan của mỗi người (Cảm tính). Chính mong muốn đó đã thúc đẩy, chi phối và dẫn dắt các cá nhân hành động để đạt mục đích đã đề ra.
    ð Như vậy, theo lý thuyết hành động của M. Werber ta có thể lý giải một cách dễ hiểu: trong xã hội hiện đại hiện nay với nhiều giá trị chuẩn mực bị thay đổi, con người cũng không bị áp lực từ phía gia đình, người thân về việc phải kết hôn sớm như trước kia nữa, mặt khác nền tri thức được nâng cao cùng với việc bản thân mỗi người xác định phải đạt được một vị thế xã hội nào đó, tính toán cái lợi – mất trong việc kết hôn, thấy việc kết hôn ở lứa tuổi cao là bình thường mà con người trong xã hội hiện đại chọn việc kết hôn muộn. Đây là xu hướng sẽ tiếp tục diễn ra và được nhiều người chấp nhận.
    b. Thuyết trao đổi xã hội và lựa chọn hợp lý.
    Trong quan hệ cá nhân, các nguồn lực, điều được và điều mất không hẳn chỉ là những đồ vật mà còn là tình yêu, địa vị, quyền lực, nỗi sợ Khi con người gia nhập một mối quan hệ, họ có những nguồn lực nhất đinh mà người khác coi là có giá trị và đánh giá cao như: trí thông minh, vẻ đẹp bề ngoài, địa vị xã hội cao Con
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...