Luận Văn Xu hướng quản trị doanh nghiệp ở việt nam hiện nay

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 24/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC



    Thực trang doanh nghiệp hiện nay trang 3
    Quản trị trang 4
    Quản trị doanh nghiệp trang 4
    Xu hướng quản trị doanh nghiệp trang 6
    Mô hình sản xuất tinh gon (Lean) trang 8
    Ích lơi của Lean đ/v doanh nghiệp trang 11
    Khó khăn khi áp dụng Lean trang 13
    Thực tế áp dụng trang 14
    Tổng kết trang 16
    Tài liệu tham khảo trang 17
    Phân công nhóm trang 17

    Đề tài:
    XU HƯỚNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
    Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

    I/ Thực trạng doanh nghiệp hiện nay:

    Như mọi người đã biết, phá sản là tình trạng một công ty hay xí nghiệp khó khăn về tài chính, bị thua lỗ hoặc thanh lý xí nghiệp không đảm bảo đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn. Khi đó, tòa án hay một cơ quan tài phàn có thẩm quyền sẽ tuyên bố công ty hay xí nghiệp đó bị phá sản.
    Cuộc khủng hoảng tài chính- kinh tế Mỹ dù đã đi qua tuy nhiên hậu quả mà nó để lại cho nền kinh tế nhiều nước là hết sức nặng nề, thậm chí đến lúc này nhiều nước vẫn đang gồng mình vật lộn với những khó khăn mà nó để lại. Đây là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực, bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp và bản thân nó lại là nguồn gốc trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2010, trong đó có việt nam
    · Nhiều công ty phá sản cùng số liệu:
    1/ Ngày 1/6/2009, General Motors (GM) đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản, để bước vào thời kỳ tái cơ cấu toàn diện. Đây là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp chế tạo Mỹ và lớn thứ 4 toàn nền kinh tế. GM cho biết hiện nay tổng số nợ của họ là 172,81 tỷ USD, còn tổng giá trị tài sản là 82,29 tỷ USD. Đây là vụ phá sản lớn thứ 4 của nền kinh tế Mỹ từ trước tới nay, sau tập đoàn đầu tư Lehman Brothers, quỹ Washington Mutual và tập đoàn truyền thông Worldcom.
    2/ Để tập trung thực hiện nhiệm vụ chính, đồng thời tháo gỡ khó khăn hiện tại, Vinalines sẽ tiến hành phân loại, sắp xếp các đơn vị thành viên, trong đó cho phá sản 2 doanh nghiệp là Công ty Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines) và Công ty Vận tải dầu khí Việt Nam (Falcon). Đây là 2 đơn vị yếu kém và “bê bối” nhất của Vinalines thời gian qua với nhiều vụ bắt tàu, bỏ hoang tàu, bỏ rơi thủy thủ gây khiến dư luận chú ý trong thời gian qua. – theo vnexpress
    3/ Khi nhà máy bia Toàn Cầu dừng hoạt động, gần 30.000m[SUP]2[/SUP] “đất vàng” phải bỏ hoang trong nhiều năm khiến người dân bức xúc.
    4/ 20% doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đình đốn, phá sản trong năm 2012
    Kết luận: Nguyên do của sự phá sản trên là do doanh nghiệp không hoạch định được nhu cầu khác hàng, không xoay được dòng vốn lưu động . Câu hỏi đặt ra là làm sao để quản trị doanh nghiệp 1 cách hiệu quả tránh tình trạng phá sản như trên, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...