Tài liệu Xu hướng phát triển nền kinh tế thế giới nửa đầu thế kỷ xxi

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XXI

    I. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Bước sang thế kỷ XXI, chúng ta đang đứng trước thời cơ mới. Nhân loại đang từng

    bước đi vào sử dụng tri thức cho phát triển và đang hình thành nền kinh tế dựa vào tri thức, sử

    dụng nhanh và gần như trực tiếp các thành tựu của khoa học công nghệ vào phục vụ sản xuất

    đời sống. Đó là điều mà Các – Mác đã tiên đoán cách đây 150 năm về khả năng đưa khoa học

    trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Theo đánh giá của các nhà tương lai học, thế giới đang

    chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức, trong đó khả năng hiểu biết của con người đặc biệt là

    công nghệ thông tin và viễn thông đã được ứng dụng ngày càng nhiều mặt của đời sống xã

    hội. Bài viết này sẽ tìm hiểu những xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới nửa đầu thế

    kỷ XX

    II. NỘI DUNG

    Chúng ta đã bước sang thế kỉ XXI. Đây là thời kỳ mà các quan hệ quốc tế đã phát triển

    tới mức không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào có thể

    tồn tại và phát triển mà không chịu sự tác động ấy. Đây cũng là thời kỳ diễn ra qúa trình biến

    đổi từ một nền kinh tế thế giới bao gồm nhiều nền kinh tế quốc gia sang nền kinh tế toàn cầu,

    từ sự phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển kinh tế theo chiều sâu. Những thành

    tựu khoa học và công nghệ đã cho thấy loài người đang quá độ từ nền sản xuất vật chất sang

    nền sản xuất tinh thần –cơ sở vật chất của xã hội tương lai.

    Những năm đầu của thế kỷ XXI nền kinh tế thế giới phát triển theo các xu hướng sau

    đây:

    1. Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới

    Nền kinh tế thế giới đang phát triển thành một thể thống nhất tuy vẫn bao gồm các mặt

    đối lập và mâu thuẫn nhau.

    Những quan hệ kinh tế toàn thế giới vốn có những sức mạnh không thể cưỡng lại.

    Thực tế trong nhiều thập kỷ qua, kể từ khi chủ nghĩa xã hội ra đời, sự đối đầu giữa 2 hệ thống

    kinh tế xã hội đã đưa nền kinh tế thế giới tới những nguy cơ to lớn chưa thể lường hết được,

    trái với xu thế khách quan quốc tế hoá đang phát triển. Ngay trong thời kỳ chiến tranh lạnh và

    đối đầu gay gắt, các quan hệ kinh tế Đông –Tây vẫn tồn tại bất chấp ý chí của các chính phủ.

    Trong những điều kiện mới hiện nay, kinh tế các nước vừa phát triển vừa tăng cường liên kết.

    Mỗi nước không chỉ tăng cường tiềm lực kinh tế của mình, mà còn mở rộng buôn bán các

    nước khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...