Tiểu Luận Xu hướng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đất nước ta đã đặt bước chân đầu tiên vào thiên niên kỷ mới, vượt qua bao khó khăn thử thách du lịch,du lịch Việt Nam lớn mạnh không ngừng về cả số lượng và chất lượng thu thập các doanh nghiệp ngày càng tăng. Với những thành tựu đã đạt trong những năm qua. Nghành du lịch Việt Nam đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nhiêu nghành kinh tế khá cùng lớn mạnh .Trên cơ sở đó Đảng và nha nước đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Nhà nước ta dần dần trở thành một trung tâm thương mại du lịch tầm cỡ trong khu vực và trên toàn thế giới. Để làm được điều đó ngành du lịch Việt Nam cần phải khắc phục rất nhiều khó khăn, tự vươn lên bằng ý trí cùng tiềm năng du lịch sẵn có của mình.
    Là một quốc gia trải dài từ Nam ra Bắc, từ miền núi đến miền biển ở đâu cũng có phong cảnh đẹp mang đậm nét hoang sơ tạo nên sức thu hút lớn đối với du khách trong và ngoài nước. Với vị trí nằm tiếp giáp biển Đông có chiều dài 3260 km, có nhiều vịnh đảo và những quần thể núi đá vôi sông hồ,thác nước, hang động, suối nước nóng và 3/4 diện tích rừng với độ dốc cao . Đã tạo ra cho đất nước Việt Nam sự phong phú và đa dạng sinh học, giàu thành phần loài, hệ thực vật phong phú về chủng loại. Đây là một trong những điều kiện để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam và nó cũng chính là một trong những lý do để em chọn đề tài “Xu hướng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam”.
    Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch mới xuất hiện của những thập kỷ gần đây, nó đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia, châu lục và trên phạm vi toàn thế giới. Nó có xu hướng gia tăng ngày càng nhanh trong nhu cầu của khách du lịch. Phát triển du lịch sinh thái một mặt nhằm thoả mãn được những nhu cầu muốn tận hưởng khám phá cái mới trong lành và hoang dã của các vùng thiên nhiên và đa dạng sinh thái, mặt khác phát triển du lịch sinh thái giúp cho các quốc gia khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch nhằm phát triển ngành du lịch để từ đó góp phần vào công việc phát triển đất nước .
    Mục đích em nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao sự hiểu biết về loại hình du lịch sinh thái để từ đó đi sâu nghiên cứu “xu hướng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” qua đó đưa ra các chiến lược và giải pháp nhằm đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả đối với loại hình du lịch này. Đây là một đề tài rất hay và hấp dẫn đối với với các chuyên gia nghiên cứu nói chung và sinh viên chúng em nói riêng. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp nên trong bài viết em có sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, tư duy logic, phương pháp phân tích tổng hợp, và một số phương pháp khác để nghiên cứu.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận bài viết của em chia làm ba phần:
    Phần I : Khái quát chung về du lịch sinh thái.
    Phần II : Xu hướng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.
    Phần III : Một số ý kiến nhằm đẩy mạnh, phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Trần Thị Hạnh và các thầy cô trong khoa đã giúp đỡ em hoàn thành đề án .































    PHẦN I
    Khái quát chung về du lịch sinh thái .

    I. DU LỊCH SINH THÁI MỘT HIỆN TƯỢNG TOÀN CẦU

    Chỉ cách đây không lâu từ “du lịch sinh thái” chưa hề tồn tại, những người đi du lịch sinh thái không nhằm bảo tồn khu thiên nhiên, văn hoá địa phương hay các loài bị đe dọa tuyệt chủng cho đến khi có sự ra đời của các tài liệu về du lịch tự nhiên và sự tăng lên mối quan tâm đến các vấn đề bảo tồn và môi trường thì du lịch sinh thái mới trở thành một hiện tượng thật sự ở cuối thế kỷ XX .
    Ngày nay, du lịch sinh thái là một loại hình du lịch đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, ngày càng chiếm sự quan tâm chú ý của mọi tầng lớp trong xã hội bởi đây là loại hình du lịch tự nhiên tạo ra một sự thúc đẩy đối với bảo tồn thiên nhiên, môi trường và là lĩnh vực du lịch đem lại hiệu quả đáng kể về kinh tế . Năm 1995 có 450 triệu du khách quốc tế đến các điểm du lịch, đến năm 2000 là 650 triệu du khách đến trong đó du lịch sinh thái tăng lên 7% trong tổng doanh thu du lịch quốc tế (theo đánh giá tổ chức du lịch thế giới WTO_World tourist organiration) và ước tính sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2005 . Mặc dù đó là con số ước tính nhưng cho thấy rằng xu hướng du lịch sinh thái đang phát triển mạnh.
    Muốn phát triển du lịch sinh thái đòi hỏi phải có sự phối hợp thể hiện ba lĩnh vực chủ yếu: Chủ trương đường lối chính sách của nhà nước, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp, sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương ngoài ra còn có tổ chức phi chính phủ và một điều quan trọng cần nhấn mạnh là du lịch là du lịch sinh thái không nên chỉ giới hạn trong các khu bảo tồn thiên nhiên hợp pháp và khi đó sẽ phải chịu sức ép quá lớn. Do đó cần phải mở rộng du lịch sinh thái ra những vùng thiên nhiên khác để tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương giữ gìn tu bổ và khai thác đem lại lợi ích nhiều hơn.
    1.Khái niệm du lịch sinh thái
    Du lịch sinh thái là một khái niệm tương đối mới mẻ đang là một mối quan tâm cảu nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau có nhiều cách đặt vấn đề du lịch sinh thái và sự tìm kiếm đi đến thống nhất bản chất, nhận thức loai hình du lịch sinh thái vẫn đang được tiếp tục trên nhiều diễn đàn quốc tế và trong nước.
    Du lịch sinh thái còn có tên gọi là “Du lịch xanh”, “Du lịch có trách nhiệm”, “Du lịch bền vững”, du lịch thiên nhiên và được hiểu du lịch sinh thái là du lịch đưa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương
    Khái niệm trên được rút ra từ cuộc hội thảo quốc tế xây dựng chiến lược quốc gia và phát triển du lịch ở Việt Nam vừa được tổ chức tại Hà Nội.
    Ngoài ra du lịch sinh thái còn được hiểu theo một số khái niệm sau:
    Du lịch sinh thái là du lịch hướng tới thiên nhiên tạo thu nhập để duy trì và phát triển một khu vực bảo tồn thiên nhiên tạo công ăn việc làm cho địa phương và tăng nhận thức bảo tồn thiên nhiên môi trường sinh thái và văn hoá cộng đồng.
    Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch có trách nhiệm đối với môi trường tự nhiên, văn hoá trong đó có một phần thu nhập của nó đầu tư trực tiếp vào việc bảo vệ và cải tiến đối tượng du lịch cũng như nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương thông qua sự tham gia , sự tham gia có tổ chức của họ vào hoạt động du lịch và bảo vệ đối tượng khách.
    Du lịch sinh thái là thể loại du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu hưởng thụ của du khách về cảnh quan thiên nhiên, sự trong lành những cảnh quan đẹp của thiên nhiên, với mục đích nghỉ ngơi và phục hồi sức khoẻ cho con người để giải toả những căng thẳng trong cuộc sống tạo ra sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên.
    Các định nghĩa về du lịch sinh thái được đưa ra ở trên tuy là khác nhau nhưng chúng đều được đưa ra dựa trên các mục tiêu cơ bản của du lịch sinh thái :
    Bảo tồn thiên nhiên .
    Phát triển du lịch .
    Khuyến khích kinh tế địa phương .
    Các mục tiêu này được biểu diễn theo sơ đồ sau :











    2. Đặc điểm của du lịch sinh thái.

    - Du lịch sinh thái được hình thành khi và chỉ khi có mặt của hệ sinh thái tự nhiên điển hình và đa dạng sinh học cao và thường phát triển ở các khu bảo tồn với tính đa dạng sinh học cao và thường phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên đặc biệt là các vườn quốc gia nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa rạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã.
    - Du lịch sinh thái đảm bảo khả năng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho du khách đòi hỏi nhà điều hành du lịch phải có sự tôn trọng, có sự hợp tác chặt chẽ với các nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia và dân cư địa phương nhằm góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường sinh thái nâng cao đời sống cộng đồng địa phương bằng cách tạo ra công ăn việc làm cho người dân.
    - Du lịch sinh thái phải được tổ chức có sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa” hay nói cách khác cần có sự quy định lượng khách tối đa mà khu vực có thể tiếp nhận nếu vượt qua khả năng tiếp nhận của môi trường sẽ làm xuất hiện các tác động tiêu cực đến đời sống văn hoá xã hội, kinh tế xã hội của khu vực đó.
    Công thức “sức chứa”:
    SC = DT/TC .
    Trong đó : SC : là sức chứa thường xuyên của khu vực.
    DT : diện tích của khu vực .
    TC : tiêu chuẩn không gian .
    Du lịch sinh thái góp phần phát huy bản sắc văn hoá và ngành nghề truyền thống và đóng góp một phần thu nhập vào việc bảo tồn thiên nhiên.
    Trong thực tế đã có rất nhiều loại hình du lịch mang dáng dấp của du lịch sinh thái như : du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan, du lịch mạo hiểm . Nhiều nhà điều hành du lịch đã có sự đồng nhất giữa các loại hình du lịch này với loại hình du lịch sinh thái bởi các loại hình du lịch trên chủ yếu là đưa con người đến với thiên nhiên, môi trường văn hoá cộng đồng mà chưa đặt ra những nguyên tắc băt buộc các loại hình du lịch đó chỉ trở thành du lịch sinh thái khi nó bảo đảm việc nâng cao nhận thức để du khách có trách nhiệm với bảo tồn giá trị thiên nhiên và văn hoá cộng đồng tạo việc làm và đem lại lợi ích du lịch dựa vào thiên nhiên nhưng phải tuân thủ theo những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản sau để đảm bảo tính bền vững các nguyên tắc này phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường .
    - Giáo dục nâng cao hiểu biết về môi trường tự nhiên qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn .
    - Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái .
    - Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá của người dân dịa phương.
    - Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho người dân địa phương .
    - Thành công của tour du lịch sinh thái phải dựa vào sự tham gia của cộng đồng địa phương .
    3. Du lịch sinh thái với phát triển bền vững :
    Phát triển du lịch bền vững là việc phát triển các loại hình du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa mà vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên phát triển du lịch trong tương lai .
    Ngày nay, không một quốc gia nào trong quá trình hoạch định chính sách và quản lý sự phát triển ngành du lịch lại không có nội dung phát triển bền vững, cùng với các quốc gia trên thế giới du lịch Việt Nam bước vào thế kỷ XXI một thế kỷ mà nền văn hoá sẽ thống trị nền văn minh trí tuệ, một thế kỷ con người biết sông hài hoà với thiên nhiên hơn, có ý thức hơn trong quá trình khai thác và sử dụng nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường trên cơ sở lấy con người làm tiêu điểm, là tiền đồ để hướng tới sự phát triển bền vững trong đó du lịch sinh thái là một mắt xích của phát triển bền vững . Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu về du lịch muốn cho ngành du lịch thực sự phát triển bền vững cần phải dựa trên ba yếu tố :

    [​IMG]
     
Đang tải...