Luận Văn Xu hướng nghề nghiệp của sinh viên ngành văn hoá thông tin trong quá trình đào tạo tại các trường ca

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Mỗi người trưởng thành đều cần có một nghề nghiệp nhất định.
    Nhưng nghề nghiệp chỉ thực sự mang lại hạnh phúc cho con người nếu họ
    có XHNN rõ ràng và sâu sắc.
    XHNN là vấn đề khá phức tạp, có nội dung phong phú được nhiều
    nhà TLH nghiên cứu, nhưng chủ yếu mới đi sâu vào một số vấn đề
    chung của XHNN. Xu hướng trong một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp
    cụ thể còn ít được nghiên cứu.
    Ngành VHTT với các chuyên ngành đặc thù như TVTT, BTBT,
    VHQC, PHXBP, VHDL là một trong những ngành nghề quan trọng của
    XH Việt nam hiện nay rất cần có một đội ngũ cán bộ có năng lực, phầm
    chất tốt, yêu nghề, say sưa, gắn bó với nghề, có sức lôi cuốn và tập hợp
    quần chúng . Muốn vậy, phải tiến hành công tác đào tạo và bồi dưỡng
    trên nhiều phương diện, trong đó có việc hình thành XHNN vững chắc,
    một thuộc tính nhân cách quan trọng của người làm nghề.
    Thực tế xây dựng ngành VHTT phía Nam thời gian qua cho thấy:
    Số cán bộ nghiệp vụ văn hoá trình độ CĐ-ĐH ở phía Nam hiện nay nhìn
    chung chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Hàng năm chỉ tiêu SV chuyên
    ngành VHTT được đào tạo cũng không cao. Một bộ phận lớn SV VHTT
    sau khi tốt nghiệp ra trường tỏ ra không yêu nghề, không muốn gắn bó
    với nghề. Do đó bằng con đường này hay con đường khác họ có thể từ bỏ
    - 2 -
    sự nghiệp được đào tạo của mình chuyển sang làm nghề khác. Vì vậy
    một vấn đề đặt ra là cần phải giúp họ hình thành và phát triển XHNN
    đúng đắn, vững vàng và sâu sắc, yêu nghề và muốn gắn bó với nghề lâu
    dài. Do đó nghiên cứu “ XHNN của SV ngành VHTT trong quá trình đào
    tạo tại các trường CĐ – ĐH ở Tp.HCM” là một đề tài có ý nghĩa thực
    tiễn , góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình đào tạo,
    giúp họ có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng ngành
    VHTT hiện nay.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Nghiên cứu thực trạng XHNN của SV VHTT tại các Trường CĐĐH
    ở Tp.HCM hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất và thực nghiệm một số
    giải pháp nhằm làm cho XHNN của SV VHTT trong quá trình đào tạo
    đạt tới những mức độ cao hơn.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
    a) Đối tượng nghiên cứu:
    XHNN và sự hình thành XHNN cho SV ngành VHTT tại các
    trường CĐ- ĐH Tp. HCM.
    b) Khách thể nghiên cứu :
    600 SV ngành VHTT tại các trướng ĐH - CĐ Tp. HCM.
    50 cán bộ nghiệp vụ tại các thiết chế văn hoá cơ sở, các giảng viên
    chuyên ngành văn hoá của các trường tại Tp.HCM.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Những nhiệm vụ chính cần giải quyết :
    - 3 -
    - Làm rõ đặc điểm của nhóm nghề nghiệp thuộc lĩnh vực hoạt động
    VHTT, XHNN trong lĩnh vực VHTT.
    - Phân tích thực trạng XHNN của SV VHTT, những yếu tố tâm lý
    ảnh hưởng tới quá trình hình thành XHNN của SV VHTT trong quá trình
    đào tạo tại các trường CĐ-ĐH tại Tp HCM hiện nay.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm hình thành, phát triển XHNN cho
    SV VHTT.
    - Tiến hành thực nghiệm tác động sư phạm để kiểm nghiệm hiệu
    quả của một số giải pháp đã đề xuất.
    5. Giả thuyết khoa học:
    Sự hình thành XHNN của SV VHTT được hình thành chủ yếu
    trong quá trình đào tạo tại các trường CĐ–ĐH, dưới tác động của nhiều
    yếu tố (môi trường XH, quá trình đào tạo ở các nhà trường, sự định hướng
    giá trị của SV, sự phù hợp giữa các phẩm chất tâm lý cá nhân với yêu cầu
    của nghề .). Trong các yếu tố đó, nhận thức nghề là yếu tố cơ bản nhất.
    Vì vậy nếu có những biện pháp tác động đến nhận thức nghề của SV thì
    có thể làm thay đổi XHNN của họ theo hướng tích cực, đáp ứng tốt yêu
    cầu nhiệm vụ của nghề nghiệp.
    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
    Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng viêc hình
    thành XHNN của SV VHTT và đề xuất, thực nghiệm một số biện pháp
    thúc đẩy sự hình thành XHNN cho SV VHTT. Có nhiều giải pháp nâng
    - 4 -
    cao chất lượng XHNN của SV, nhưng do điều kiện thời gian không cho
    phép chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm một trong các giải pháp đó là
    nâng cao nhận thức nghề của SV
    Địa bàn nghiên cứu: Một số trường CĐ-ĐH tại Tp HCM có đào tạo
    các chuyên ngành VHTT (BTBT, VHQC, TVTT, PHXBP, VHDL).
    7. Phương pháp nghiên cứu : Sử dụng tổng hợp các phương pháp:
    Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản; Hệ thống các phương pháp
    điều tra XH học; Phương pháp trắc nghiệm; Phương pháp thực nghiệm
    tác động sư phạm; Phương pháp thống kê toán học
    8. Đóng góp mới của luận án:
    - Luận án đã phân tích làm rõ những đặc điểm của nhóm nghề
    nghiệp thuộc lĩnh vực VHTT, đưa ra khái niệm XHNN trong lĩnh vực
    VHTT, các giai đoạn hình thành XHNN của SV ngành VHTT, các dấu
    hiệu biểu hiện XHNN của SV VHTT
    - Phân tích làm rõ thực trạng XHNN của SV ngành VHTT, chỉ ra
    những yếu tố đã tác động đến XHNN của họ.
    - Đề xuất và thực nghiệm một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự hình
    thành XHNN của SV VHTT trong quá trình đào tạo tại các trường CĐĐH
    ở Tp HCM hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...