Luận Văn Xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của các nước Đông và Đông Nam á

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 26/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của các nước Đông và Đông Nam á

    Lời nói đầu
    Trong những năm trở lại đây, xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và liên kết kinh tế quốc tế diễn ra hết sức sôi động và với tốc độ như vũ bão. Các nền kinh tế xâm nhập lẫn nhau, liên kết với nhau đưa nền kinh tế thế giới ngày một tiến lên và ước mơ về một thị trường chung cho toàn thế giới cũng đang có những cơ sở để trở thành hiện thực. Để có thể bước đi cùng thời đại, góp mặt vào tiến trình chung của thế giới, các nước Đông và Đông Nam á cần phải nhận thức được những khó khăn cũng như những cơ hội mà xu hướng lịch sử mới này đưa lại. Hơn thế nữa, với khu vực mà đa số các quốc gia còn đang trong giai đoạn chập chững bước vào một cơ chế kinh tế mới là cơ chế thị trường ( Việt Nam, Lào, Cămpuchia, . ), thì việc làm thế nào để có thể đứng vững được trước những khốc liệt của quy luật cạnh tranh, đào thải đã vô cùng khó mà việc vươn lên chiếm lấy một vị thế, để có thể chứng tỏ bản lĩnh của mình trên trường quốc tế là việc mà trước đây chúng ta không dám nghĩ đến. Nhưng ngày nay, nắm bắt được xu thế thời đại, vận dụng kinh nghiệm “ bó đũa”, các quốc gia Đông và Đông nam á đã biết dựa vào tinh thần đoàn kết truyền thống của khu vực để tạo nên một sức mạnh mới đó là liên kết kinh tế quốc tế.
    Hiệp hội các quốc gia Đông nam á gọi tắt là ASEAN ra đời ngày 8/8/1967, gồm có 10 thành viên( Thái Lan, Singapore, Philippins, Indonesia, Brunei, Malaisia, Myanma, Việt Nam, Lào ,Cămpuchia), ngày nay được coi là một tổ chức có tiềm năng to lớn để hợp tác về mọi mặt, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác và đầu tư với các nước, các tổ chức trên thé giới.
    Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995, đó là một sự kiện quan trọng và là bước đầu tiên của Việt Nam trong quá trình hoà nhập vào xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của khu vực và thế giới.
    Song để có thể tìm được cho mình một con đường đúng đắn đi tới thành công trong việc khẳng định vị thế của mình trước hết là trong khu vực, Việt Nam cần nhận thức một cách toàn diện về xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của khu vực cũng như nhìn thấy những thách thức cũng như những cơ hội của đất nước trong điều kiện hiện nay.
    Trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, tôi xin đóng góp một nghiên cứu tuy chưa đầy đủ nhưng hy vọng đưa ra những nhận thức cần thiết về xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của khu vực. Tên đề tài là: Xu hướng liên kết kinh tế quốc tế của các nước Đông và Đông nam á.
    Đề tài ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và phần tài liệu tham khảo, gồm có ba chương:
    Chương một: Những nội dung cơ bản của liên kết kinh tế quốc tế và xu hướng vận động của liên kết kinh tế quốc tế .
    Chương hai: Liên kết kinh tế quốc tế trong nội bộ các nước Đông và Đông nam á và xu hướng vận động của liên kết kinh tế quốc tế tại khu vực này.
    Chương ba: Việt Nam trước bối cảnh của xu hướng liên kết kinh tế quốc tế và các giải pháp.
    lời nói đầu
    Lời Cảm ơn
    Chương I. Những nội dung cơ bản của liên kết kinh tế quốc tế và xu hướng vận động của liên kết kinh tế quốc tế
    I. Những nội dung cơ bản của liên kết kinh tế quốc tế
    1. Khái niệm và bản chất
    2. Mục đích của liên kết kinh tế quốc tế
    3. Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế
    4. Lợi ích của liên kết kinh tế quốc tế
    5. Tính tất yếu khách quan của liên kết kinh tế quốc tế
    II. Xu hướng vận động của liên kết kinh tế quốc tế
    1. Xu hướng mở rộng liên kết khu vực
    2. Xu hướng tăng cường liên kết giữa các khu vực
    3. Xu hướng đẩy mạnh toàn cầu hoá
    4. Xu hướng sáp nhập các công ty xuyên quốc gia(TNCs)
    Chương II. Liên kết kinh tế quốc tế trong nội bộ khối các nước Đông và Đông nam á và xu hướng vận động của liên kết kinh tế quốc tế tại khu vực này
    I. Tăng cường liên kết nội bộ khối các nước Đông và Đông nam á
    1. Xu hướng liên kết kinh tế quốc tế ở các nước Đông và Đông nam á
    1.1. Hiệp hội các nước Đông Nam á - ASEAN
    1.2. Xu hướng hợp tác kinh tế ASEAN
    2. Những vấn đề của các nước Đông và Đông Nam á trong quá trình liên kết kinh tế quốc tế
    2.1. Gia tăng sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế
    2.2. Hệ thống ngân hàng yếu kếm, thô sơ và thiếu linh hoạt
    2.3. Sự bất cập của nền kinh tế chưa hoạt động theo cơ chế thị trường
    2.4. Lợi thế so sánh giảm dần và cơ cấu kinh tế chưa hợp lý
    2.5. Đối đầu với vấn đề cạnh tranh gay gắt
    II. Xu hướng mở rộng phạm vi liên kết kinh tế quốc tế của các nước Đông và Đông Nam á ra ngoài khối
    1. quan hệ kinh tế ASEAN - Trung Quốc trong một nền kinh tế thế giới hội nhập
    1.1. Sự thay đổi không gian liên kết kinh tế ASEAN - Trung Quốc
    1.2. quan hệ kinh tế ASEAN - Trung Quốc sau khi Trung Quốc gia nhập WTO
    1.3. Giai đoạn mới trong quan hệ kinh tế ASEAN - Trung Quốc
    2. quan hệ ASEAN - Nhật Bản
    2.1. quan hệ thương mại
    2.2. ODA
    2.3. FDI
    2.4. Hướng Nhật Bản cần trợ giúp ASEAN trong thời gian tới
    Chương III. Việt Nam trước bối cảnh của xu hướng liên kết kinh tế quốc tế và các giải pháp
    I. Những cơ hội và thách thức đối với Việt nam trước bối cảnh của xu hướng liên kết kinh tế quốc tế
    1. Những cơ hội đối với nền kinh tế
    2. những thách thức đối với nền kinh tế
    3. Tình trạng thất nghiệp gia tăng và vấn đề giải quyết việc làm
    II. Một số giải pháp của Việt nam trong quá trình hội nhập trước bối cảnh của liên kết khu vực
    1. Nhóm giải pháp điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại
    2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
    3. nhóm giải pháp về chính sách xã hội
    Kết luận
    danh mục tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...