Tiểu Luận Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh t

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
    Mỗi một quốc gia có những điều kiện tự nhiên, đặc điểm KT-XH khác nhau, nhưng mọi quốc gia đều rất coi trọng việc phát triển sản xuất nông nghiệp và KTNT trong mỗi bước đi của chiến lược phát triển KT-XH của mình. Có thể khái quát lại, quá trình CDCCKTNT diễn ra theo các xu hướng sau đây:
    - Một là: CDCCKTNT theo hướng phát triển SXHH.
    Do nhiều yếu tố khác nhau chi phối nên sản xuất nông nghiệp và KTNT thường mang tính chất TT,TC trong một thời gian khá dài. Song trong quá trình phát triển KT-XH của các quốc gia, việc CDCCKTNT theo hướng phát triển SXHH là tất yếu, do sự phát triển của LLSX và phân công lao động xã hội quyết định.
    Thực tiễn của nước ta cũng như nhiều nước cho thấy: Quá trình phát triển của nền kinh tế đã thúc đẩy các ngành kinh tế ở khu vực nông thôn tăng dần tỷ trọng sản phẩm hàng hoá để phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Sản xuất nông nghiệp phát triển sẽ làm cho CCKT biến đổi, không chỉ đảm bảo nhu cầu ngày càng tăng của bản thân ngành nông nghiệp mà còn đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của các ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng trên cơ sở các quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Nông nghiệp sẽ cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, ngược lại nông nghiệp cần công nghiệp cung cấp máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu chính sự tác động qua lại đó làm cho cơ cấu sản xuất trở nên đa dạng hơn, tỷ suất hàng hoá ngày càng cao hơn, đặc biệt nền KTHH càng phát triển cao càng đòi hỏi phải gắn bó hơn với nền kinh tế thế giới.
    - Hai là: Chuyển nền nông nghiệp độc canh cây lúa sang đa canh.
    Do yêu cầu của thị trường ngày càng đa dạng, nên sản xuất nông nghiệp không thể chỉ tập trung sản xuất lương thực, mà phải đẩy mạnh sản xuất các cây trồng, vật nuôi khác hết sức đa dạng. Hơn nữa xã hội càng phát triển, việc tiêu dùng không chỉ có lương thực, mà còn cả thịt, cá, trứng, sữa, rau quả, các đồ uống do vậy việc độc canh cây lúa không còn phù hợp với nhu cầu của thị trường trong hiện tại lẫn tương lai, tất yếu phải phá thế độc canh trong nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi để tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cấu ngày càng tăng của xã hội [40, tr.51].
    - Ba là: Cơ cấu KTNT chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH và phát triển các ngành phi nông nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...