Tiểu Luận Xu hướng canh tân - Nguyễn Trường Tộ

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Hoàn cảnh lịch sử: Khoảng giữa thế kỷ XIX, hoàn cảnh lịch sử trên thế giới và trong nước ta thật là sôi động và phức tạp. Chủ nghĩa tư bản ồ ạt tung lực lượng hùng mạnh ra khắp toàn cầu để tìm kiếm thị trường, khai thác tài nguyên, nhân công và tranh giành thuộc địa. Đại công nghiệp cơ khí của tư bản chủ nghĩa đang dùng những “đoàn tàu hỏa” để đè bẹp những “xe cút kít” ở các nước lạc hậu về kinh tế. Quan hệ tiếp xúc Đông – Tây đã chuyển từ thương mại tự do sang đối địch. Thay vì tôn trọng chủ quyền, thiết lập mối quan hệ buôn bán như trước đây, các nước tư bản châu Âu bắt đầu thực hiện chính sách “ngoại giao pháo hạm”, sử dụng vũ lực để từng bước thực hiện ý đồ thực dân. Thực tế rõ ràng, sự bành trướng thuộc địa của các nước thực dân đế quốc ở châu Á đẩy các nước trong khu vực đứng trước nguy cơ bị mất chủ quyền. Nhưng khi các nước phương Tây đã phát triển chủ nghĩa tư bản tới trình độ cao làm thay đổi toàn bộ diện mạo thế giới với những lực lượng sản xuất hùng hậu, với nguồn hàng hóa dồi dào hơn tất cả các thế kỷ trước cộng lại, với sự ra đời của giai cấp công nhân công nghiệp tiên tiến đã tự ý thức về mình với ngọn cờ lý luận chủ nghĩa Mác, thì phương Đông vẫn đắm chìm trong nền quân chủ chuyên chế và phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, khép kín. Nước Việt Nam dưới triều Nguyễn, đặc biệt là dưới triều Tự Đức, do những chính sách sai lầm của triều đình mà nền kinh tế ngày càng kiệt quệ: nông nghiệp sa sút, thương nghiệp đình đốn. Nhà Nguyễn phải luôn dồn lực lượng đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân và “tiểu phỉ”. Tất cả làm cho tiềm lực đất nước ngày một hao mòn, suy yếu. Bên cạnh đó, quan hệ lương - giáo ngày càng trở nên căng thẳng, nghiêm trọng mà triều đình lại rất lung túng và sai lầm trong việc giải quyết vấn đề này. Khi Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng như vậy thì tư bản Pháp nhòm ngó, gõ cửa và mở rộng xâm lược nước ta. Những khó khăn về kinh tế ngày càng gay gắt, sự rối loạn về chính trị xã hội và giặc ngoại xâm đó đặt ra yêu cầu canh tân đổi mới đất nước như một yêu cầu bức thiết. Trong hàng nghìn quan lại, chỉ có một số người nhận thức được tình thế hiểm nghèo của dân tộc, đưa ra được nhiều đề nghị đổi mới giáo dục, cải cách kinh tế, tăng cường quốc phòng nhằm cứu vãn đất nước khỏi họa ngọai xâm. Trong tất cả những đề xuất của nhà nho yêu nước Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX, đáng chú ý hơn cả là dự án canh tân của Nguyễn Trường Tộ. Dự án của ông khiến cho không ít nhiều người đương thời và hậu thế phải tán đồng và khâm phục, đó là cả một kế hoạch đổi mới toàn diện đất nước, nếu được thực thi có thể xoay chuyển được tình hình đất nước lúc bấy giờ. Đó là những đề nghị mà Nguyễn Trường Tộ dồn cả tâm huyết và trí lực sáng tạo nên, và điều ngạc nhiên nó không thua kém gì các nội dung của các nước lúc bấy giờ. 2. Tiểu sử: Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1828, ở làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, trong một gia đình theo đạo Công giáo, Ông mất vì một cơn bệnh hiểm nghèo, ở làng quê Bùi Chu ngày 10 tháng 10 năm Tự Đức thứ 24, tức ngày 23 tháng 11 năm 1871.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...