Tiểu Luận Xu hướng cải cách hành chính của các nước trên thế giới hiện nay (Tiểu luận 16 trang, 9 điểm)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: “Xu hướng cải cách hành chính của các nước trên thế giới hiện nay”

    PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU


    I. KHÁI QUÁT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: “Xu hướng cải cách hành chính của các nước trên thế giới hiện nay”
    Được sự phân công, hướng dẫn và gợi ý của giảng viên bộ môn Hành chính so sánh cùng với sự tìm hiểu của bản thân về để tài được phân công. Sau khi tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng, cùng với sự góp ý từ cô và các bạn sau khi thuyết trình đề tài “Xu hướng cải cách hành chính của các nước trên thế giới hiện nay” thì dưới đây sẽ là sự phân tích của bản thân em về đề tài này.


    Tuy đã là sinh viên năm thứ hai nhưng, Hành chính so sánh là một môn học vô cùng hấp dẫn và mới lạ với mỗi Sinh viên. Tuy nhiên trong sự mới lạ đó là một sự quen thuộc với những kiến thức đã được tiếp thu từ những môn học trước đó như: Lý luận Hành chính Nhà nước, Lý luận chung Nhà nước và Pháp luật Vì vậy đây là một môn học vô cùng hấp dẫn đối với mỗi Sinh viên.

    Trên cơ sở khai thác các nguồn của các môn học liên quan cùng các tài liệu khai thác được từ các phương tiện thông tin, Internet, kết hợp với phương pháp thống kê, tiểu luận đã dựng nên bức tranh tương đối chân thực về xu hướng cải cách hành chính của các nước trên thế giới hiện nay.

    Bước sang thế kỷ 21, thế giới phải đối diện với nhiều thách thức hơn, các yếu tố môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến từng quốc gia và cả ở phạm vi khu vực và quốc tế nhanh hơn. Hành chính công ở nhiều nước ngày càng phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp hơn của đời sống xã hội diễn ra không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn ở phạm vi quốc tế. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế diễn ra trên quy mô toàn cầu trong những năm qua tác động không nhỏ tới nền kinh tế của các quốc gia. Đây cũng là thách thức đối với Chính phủ ở nhiều nước và để vượt qua được thách thức đó đòi hỏi hành chính công ở các nước phải thay đổi mạnh hơn và theo hướng tích cực hơn nữa. Trong thực tế, những thay đổi đó đang diễn ra theo nhiều xu hướng khác nhau và các xu hướng này thường được diễn ra đan xen và kết hợp với nhau nhằm đạt được hiệu quả cao hơn.

    II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
    Cải cách của các nước trên thế giới hiện nay, bài học cho việt nam

    III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu liên quan.
    - Phương pháp mô hình hóa, đối chiếu, so sánh .
    - Phương pháp quan sát.
    - Phương pháp phân tích số liệu.

    IV. ĐỊNH NGHĨA “CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH”
    Cải cách hành chính là một khái niệm đã được nhiều học giả, các nhà nghiên cứu hành chính trên thế giới đưa ra, dựa trên các điều kiện về chế độ chính trị, kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, cũng như phụ thuộc vào quan điểm và mục tiêu nghiên cứu, do đó hầu hết các định nghĩa này là khác nhau. Tuy nhiên, qua xem xét, phân tích dưới nhiều góc độ định nghĩa của khái niệm, có thể thấy các khái niệm về cải cách hành chính được nêu ra có một số điểm thống nhất sau:
    - Cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    - Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn so với trước, chất lượng các thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống hơn, cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước sau khi tiến hành cải cách hành chính đạt hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội của một quốc gia;
    - Cải cách hành chính tuỳ theo điều kiện của từng thời kỳ, giai đoạn của lịch sử, yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, có thể được đặt ra những trọng tâm, trọng điểm khác nhau, hướng tới hoàn thiện một hoặc một số nội dung của nền hành chính, đó là tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, thể chế pháp lý, hoặc tài chính công v.v .


    PHẦN B: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

    I. SỰ CẦN THIẾT CỦA “CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH”

    Trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển nhanh chóng như ngày nay thế giới phải đối diện với nhiều thách thức hơn, các yếu tố môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến từng quốc gia và cả ở phạm vi khu vực và quốc tế nhanh hơn, mạnh hơn, khó dự đoán hơn. Hành chính công ở nhiều nước ngày càng phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp hơn của đời sống xã hội diễn ra không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn ở phạm vi quốc tế. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế diễn ra trên quy mô toàn cầu trong những năm qua tác động không nhỏ tới nền kinh tế của các quốc gia. Đây cũng là thách thức đối với Chính phủ ở nhiều nước và để vượt qua được thách thức đó đòi hỏi hành chính công ở các nước phải thay đổi mạnh hơn và theo hướng tích cực hơn nữa. Chính vì lẽ đó mà cải cách hành chính luôn là vấn đề mang tính toàn cầu. Do vậy, để đáp ứng những vấn đề cấp bách trên thì hoạt động hành chính của các quốc gia phải thay đổi cách thức quản lí để giảm tính quan liêu,linh hoạt hơn,giải quyết công việc sáng tạo hơn,hoạt động có hiệu lực và hiệu quả hơn,tập trung và thỏa mãn nhu cầu của cộng dân. Các nước đang phát triển và các nước phát triển đều xem cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trường kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội.


    II. CÁC XU HƯỚNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY
    Trên cơ sở nghiên cứu CCHC diễn ra ở các nước có nền hành chính phát triển như Vương quốc Anh, Úc, Mỹ và một số nước trong khối OECD, bài viết này trình bày sáu xu hướng thay đổi của hành chính công trong giai đoạn hiện nay.

    1. Thay đổi về thể chế của hành chính công, về quản lý nguồn lực con người và về quản lý tài chính công

    Thể chế hành chính công bao gồm các văn bản luật, thủ tục hành chính và thiết chế tổ chức, làm cơ sở để điều chỉnh hành vi của công chức nói riêng và công dân nói chung. Cải cách thể chế và các quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các nhà quản lý chủ động và linh hoạt hơn trong quản lý thực thi công vụ, áp dụng cạnh tranh, tạo động lực làm việc cho công chức, thực thi công vụ dựa vào nhu cầu của công dân, tăng cường sự tham gia của nhân dân . Xu hướng cải cách này cũng nhằm loại bỏ những cản trở trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, do đó hiệu quả hoạt động sẽ được cải thiện. Thể chế còn bao gồm những thủ tục hành chính cơ bản điều chỉnh hoạt động công vụ, tài chính và ngân sách. Cải cách thể chế cho phép các nhà quản lý linh hoạt hơn trong hoạt động quản lý của mình dựa vào những thủ tục hoạt động và cách thức cung cấp dịch vụ công phù hợp, hiệu quả hơn. Với cải cách này, các nhà quản lý được tăng cường trách nhiệm trong thực thi công vụ. Tính chủ động, linh hoạt của các nhà quản lý được tăng lên nhờ sự nới lỏng kiểm soát của các cơ quan trung ương đối với các nguồn lực đầu vào (đặc biệt là nguồn nhân lực và tài chính) và các thủ tục hoạt động và nhờ vào việc quản lý dựa vào mục tiêu. Các mục tiêu được xác định rõ ràng, các nhà quản lý được trao trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tổ chức để chủ động thực hiện mục tiêu.
    Thay đổi về quản lý nguồn lực con người diễn ra cả về phạm vi lẫn bản chất của hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính nhà nước. Những thay đổi này gắn liền với tư duy và đặc điểm của “quản lý nguồn nhân lực chiến lược”. Con người từ chỗ được coi là chi phí của tổ chức thì với sự thay đổi này, họ được coi là tài sản, là nguồn “vốn” của tổ chức.

    Các nhà quản lý được chủ động trong việc tuyển dụng, sa thải, thăng tiến, thuyên chuyển, duy trì và trả lương công
    chức. Việc trả lương công chức gắn với quá trình thực thi công vụ và kết quả thực hiện công việc. Tuy nhiên, thực hiện được điều này không dễ dàng bởi nếu hệ thống lương trả theo công việc không được thiết kế chính xác, khoa học sẽ ảnh hưởng đến động cơ và tâm lý làm việc của công chức, do đó ảnh hưởng đến mục tiêu và hiệu quả hoạt động chung của tổ chức. Vấn đề quan trọng nhất là phải xây dựng được các tiêu chí rõ ràng và các công cụ để đo lường hoạt động thực thi công vụ của công chức.

    Ngoài ra, trong quản lý công chức các nước đều cố gắng thay đổi văn hoá tổ chức theo hướng quan tâm đến hiệu quả công việc.

    Trong quản lý tài chính công, các thay đổi chủ yếu tập trung vào các nội dung sau: áp dụng các thực tiễn quản lý đã thành công của khu vực tư nhân; tập trung vào hoàn thiện hệ thống kiểm toán hoạt động hiệu quả; chú ý đến quá trình thực hiện chứ không chỉ đầu vào; kiểm soát chi phí hoạt động của các tổ chức hành chính nhà nước; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản lý tài chính.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...