Luận Văn Xu hướng biến đổi vị thế của nữ công nhân công nghiệp thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại ho

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Tác động của công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH, HĐH) đã tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội của đất nước. Trong khu vực sản xuất, công nghiệp là ngành đứng thứ hai có đông lao động nữ tham gia (sau nông nghiệp). Tỷ lệ NCN trong ngành này chiếm tới 45% tổng số lao động toàn ngành. Trong đó, các ngành công nghiệp nhẹ như chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, may và giày xuất khẩu, nữ chiếm tới 60%-80%.
    Trong quá trình này, lực lượng NCN không những lớn mạnh về số lượng mà cả về chất lượng. Sự chú ý đối với họ ngày càng tăng từ các quan điểm nghiên cứu chính sách, nghiên cứu giới. Lực lượng NCN đa số còn trẻ, có sức khoẻ, chăm chỉ, cần cù và khéo léo trong công việc cũng như trong đời sống gia đình, đóng góp đáng kể vào tiến trình phát triển của đất nước.
    Tuy nhiên, trên thực tế nhiều khi lao động nữ chỉ được được nhìn nhận như một lực lượng lao động, hơn là như nguồn nhân lực hay với tư cách là nhóm xã hội. Yếu tố con người, bình đẳng giới chưa được chú ý một cách toàn diện. Họ vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi, rủi ro hơn so với nam giới trong đời sống kinh tế, trong quan hệ xã hội và trong đời sống gia đình.
    Trong những năm gần đây, nghiên cứu về vị thế của NCN được nhìn nhận ở những chiều cạnh khác nhau như môi trường lao động, điều kiện lao động, thái độ lao động, nhu cầu đào tạo, sức khoẻ sinh sản Tuy nhiên các nghiên cứu này còn khá phân tán, rời rạc, với những mục tiêu khác nhau và chưa có tính hệ thống. Dường như các nghiên cứu đề cập đến tổng thể các đặc trưng vị thế của NCN dưới góc độ xã hội học chưa được quan tâm đầy đủ. Cần có nghiên cứu mang tính khái quát về vị thế và xu hướng biến đổi của chúng ở NCN như một nhóm xã hội trong hệ thống xã hội tổng thể.
    Xuất phất từ cách đặt vấn đề trên, luận án này chọn “ Xu hướng biến đổi vị thế của NCN công nghiệp thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước” làm đề tài nghiên cứu.
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    ở Việt Nam cũng như trên thế giới, những nghiên cứu về nữ công nhân công nghiệp (NCNCN) mặc dù không phải với chủ đề “vị thế” nhưng đã bộc lộ các tiêu chí về vị thế rất rõ ràng. Các nghiên cứu cho thấy vai trò của nữ công nhân (NCN) với quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Sự tham gia ngày càng đông của giới nữ vào lực lượng lao động chứng tỏ khả năng đáp ứng cao của người phụ nữ với lao động và bộc lộ xu hướng biến đổi vị thế của họ so với trước. Chúng ta có thể thấy các nghiên cứu liên quan đến vị thế lao động nữ chịu tác động của bối cảnh kinh tế – xã hội chung. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào đi sâu, phân tích đầy đủ các 2
    đặc trưng vị thế và xu hướng biến đổi vị thế theo nghĩa xã hội học nhưng tùy từng giai đoạn, thời điểm, từng vùng đều có đề cập đến hàng loạt yếu tố tạo nên vị thế của lao động nữ nói chung và NCNCN nói riêng. Các yếu tố đó đã được tập trung phân tích xuất phát từ việc làm và thu nhập của nữ. Bên cạnh đó các yếu tố khác như: điều kiện làm việc, nhận thức của người lao động, vai trò của công đoàn, thực thi các điều luật trong doanh nghiệp (DN) Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một đóng góp cho cho lĩnh vực khoa học chuyên ngành trên lĩnh vực cụ thể dưới lăng kính phân tích giới. Trên cơ sở đó làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu nghiên cứu về lao động và công nghiệp ở nước ta hiện nay.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu: “Xu hướng biến đổi vị thế của NCNCN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” (trường hợp Hà Nội) nhằm góp phần tạo ra cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc điều chỉnh những chính sách giới nhằm nâng cao vị thế của NCNCN trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    + Mô tả và phân tích thực trạng vị thế và xu hướng biến đổi vị thế của NCNCN trong các DNNN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước (từ năm 1996). Thực trạng này được phản ánh qua các tiêu chí khác nhau như: tính chất ngành nghề, nhóm ngành, độ tuổi, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, thâm niên nghề nghiệp, lao động nhập cư/lao động tại chỗ
    + Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng và xu hướng biến đổi vị thế đó
    + Dự báo các xu hướng biến đổi vị thế NCNCN trong thời gian tới.
    + Kết luận và khuyến nghị nhằm nâng cao vị thế của NCNCN.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    Luận án giới hạn nghiên cứu tại một số DNNN thuộc lĩnh vực công nghiệp ở Hà Nội. Mô tả thực trạng và xu hướng biến đổi vị thế của NCNCN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH tại Hà Nội.
    4. Đối tượng, khách thể và cơ sở lý luận nghiên cứu
    4.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    + Đối tượng nghiên cứu: Xu hướng biến đổi vị thế của NCNCN (trong khu vực nhà nước).
    + Khách thể nghiên cứu: Công nhân nam và nữ, cán bộ lãnh đạo DN và cán bộ công đoàn trong một số DNCN thuộc khu vực nhà nước tại Hà nội.
    4.2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3
    + Cơ sở lý luận : Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận, phương pháp luận nghiên cứu, đặc biệt quan điểm Mác xít về nhân tố con người trong phát triển. Trong quá trình biến đổi kinh tế – xã hội, “Nữ công nhân” được xem như là một nhóm xã hội đặc thù trong công nghiệp. Luận án áp dụng các lý thuyết xã hội học về cơ cấu xã hội, về con người và xã hội, lý thuyết về biến đổi và phát triển kinh tế – xã hội với nền tảng là lý thuyết vị thế xã hội. Lý thuyết xã hội học về giới được sử dụng để phân tích các chiều cạnh của vấn đề thực trạng vị thế, xu hướng biến đổi vị thế và các yếu tố tác động tới vị thế của NCN.
    + Phương pháp nghiên cứu: Phân tích tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài. Điều tra xã hội học dựa trên phỏng vấn cấu trúc. Phương pháp định lượng được sử dụng như là phương pháp thu thập thông tin chủ yếu. Phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu cá nhân, nhóm công nhân, người sử dụng lao động trong DN) nhằm giải thích cho các biến số định lượng. Kết hợp phương pháp tiếp cận liên ngành đối với nghiên cứu vấn đề lao động và việc làm ở nước ta hiện nay.
    5. Vấn đề và giả thuyết nghiên cứu
    5.1. Vấn đề nghiên cứu
    Trong điều kiện, hoàn cảnh mới những đặc trưng vị thế của NCN là gì và xu hướng biến đổi vị thế ra sao? Những nhân tố nào tác động lên vị thế đó? Có mối liên hệ nào hoặc tác động qua lại giữa chính sách xã hội của lao động nữ với vị thế của họ không?
    5.2. Giả thuyết nghiên cứu
    1. Các yếu tố kinh tế, xã hội như: những biến đổi của cơ cấu kinh tế, thị trường lao động, thể chế, tổ chức xã hội có ảnh hưởng tổng hợp đến sự thay đổi vị thế của NCNCN.
    2. Vị thế có xu hướng gia tăng theo thời gian nhưng không đồng đều, khác nhau theo các tiêu chí: loại hình DN, lĩnh vực sản xuất, giữa các ngành nghề, độ tuổi.
    6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
    1. Sử dụng cách tiếp cận xã hội học nghiên cứu đề tài “Xu hướng biến đổi vị thế nữ công nhân công nghiệp” trong đó coi đội ngũ NCNCN như một nhóm xã hội. Nhóm xã hội này được phân tích thông qua các tương tác, các quan hệ xã hội trong lao động diễn ra trong quá trình sản xuất tại DN. Vị thế nữ công nhân được phân tích với các đặc trưng tạo nên vị thế của nhóm và các yếu tố tác động làm cho vị thế đó thay đổi.
    2. Chỉ ra địa vị và vị thế kinh tế của nhóm nữ công nhân, tương quan giữa vị thế của họ với các chính sách xã hội của lao động nữ trong điều kiện kinh tế thị trường, trong sự biến đổi và phát triển chung của đất nước. 4
    3. Hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về bình đẳng giới trong phát triển, nâng cao vai trò, vị thế của yếu tố con người trong phát triển thông qua phân tích lý thuyết của đề tài.
    4. Lần đầu tiên dúng lý thuyết xã hội học về cơ cấu xã hội, biến đổi xã hội và giới để phân tích xu hướng biến đổi vị thế của NCN ở Hà Nội trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Trên cơ sở này góp phần đặt cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện, bổ sung chính sách tăng cường vai trò của NCN trong thời kỳ CNH, HĐH.
    7. ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    + Về mặt khoa học: Góp phần khẳng định và làm phong phú thêm lý luận xã hội học nói chung về cơ cấu xã hội và xã hội học lao động, đặc biệt là xã hội học về giới trong phát triển. Có thể làm cơ sở cho việc khái quát thêm lý luận về phát triển xã hội, phát triển con người. Đóng góp kinh nghiệm và phương pháp trong nghiên cứu liên ngành kinh tế xã hội với cách tiếp cận giới, về chính sách giới trong lao động.
    + Về mặt thực tiễn: Chỉ ra sự biến đổi vị thế của NCN do tác động của các yếu tố kinh tế – xã hội của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa xu hướng biến đổi vị thế của nhóm công nhân này trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá. Làm cơ sở cho những khuyến nghị trong hoạch định những chính sách về xác định và đánh giá đúng vị thế, vai trò của NCN và những đóng góp của họ trong tiến trình phát triển của đất nước. Làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và nghiên cứu xã hội học về lao động, về tiếp cận giới trong lao động, lý thuyết xã hội học về nhóm nhỏ, xã hội học công nghiệp và xã hội học nguồn nhân lực.
    8. Kết cấu của luận án:
    Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Khuyến nghị, Danh mục công trình đã công bố, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án có ba chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận của vấn đề nghiên cứu
    Chương 2: Vị thế của NCNCN trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    Chương 3: Xu hướng biến đổi vị thế NCNCN và những dự báo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...