Luận Văn Xu hướng bán lẻ online

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Ác Niệm, 24/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    I. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CHUNG CỦA BÁN LẺ TRỰC TUYẾN TOÀN CẦU: 1
    1. Thực trạng bán lẻ trực tuyến trong quá khứ: 2
    2. Hiện trạng tăng trưởng bền vững của bán lẻ điện tử: 3
    3. Dự đoán lạc quan về tương lai ngành bán lẻ trực tuyến: 5
    4. Những lo ngại về xu hướng phát triển trong tương lai: 8
    II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÁN LẺ TRỰC TUYẾN: 9
    1. Môi trường công nghệ: 9
    2. Môi trường chính trị, pháp luật: 10
    3. Môi trường văn hóa: 10
    4. Môi trường cạnh tranh: 11
    5. Thay đổi nhu cầu khách hàng: 12
    6. Nhận diện cơ hội và đe dọa đối với sự phát triển của bán lẻ trực tuyến: 12
    III. TỔNG QUAN VỀ BÁN LẺ TRỰC TUYẾN: 14
    1. Thị trường bán lẻ trực tuyến: các yếu tố cấu thành: 14
    2. Mô hình nhà bán lẻ trực tuyến: 15
    3. Mô hình kinh doanh bán lẻ trực tuyến: 16
    4. Khách hàng bán lẻ trực tuyến: 17
    5. Xu hướng sử dụng công cụ kinh doanh bán lẻ online: 19
    6. Các yếu tố của phối thức (hỗn hợp) bán lẻ online: 24
    7. Mô hình kinh doanh bán lẻ trực tuyến ứng dụng (theo kênh phân phối) 26
    IV. CÁC NGUỒN THAM KHẢO CHO BÀI TẬP NHÓM: 39


    XU HƯỚNG BÁN LẺ TRỰC TUYẾN

    I. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CHUNG CỦA BÁN LẺ TRỰC TUYẾN TOÀN CẦU:
    Cách đây khoảng 5 năm, có thể mọi người chưa hình dung được bước tiến nhảy vọt của thương mại điện tử, nhất là từ phong trào khai thác mạng xã hội và các phương tiện di động vào mục đích kinh doanh. Nhưng những dẫn chứng thực tế gần đây cho thấy, nguồn vốn của xã hội được huy động trong thời gian dài và đầu tư phát triển hệ thống cơ sở bán lẻ hiện đại như các chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ trong đó khi đó việc xây dựng một website trực tuyến giúp rút ngắn khoảng cách giữa nhà bán lẻ và khách hàng mà không khiến nhà bán lẻ tiêu tốn quá nhiều thời gian và chi phí.
    1. Thực trạng bán lẻ trực tuyến trong quá khứ:
     Từ sau khi Internet phát triển 1994, sự bùng nổ về bán lẻ trực tuyến cũng đã xảy ra như một điều tất yếu. Điển hình trong giai đoạn khởi đầu của nền bán lẻ trực tuyến là sự ra đời của các công ty bán lẻ như Webvan.com, Pet.com, Flooz.com, eToys.com hay gọi chung là các công ty Dot-Com. Tuy nhiên sự thất bại của hàng loạt nhà bán lẻ trực tuyến trở thành một thách thức lớn cho những ai muốn tiếp bước họ, gia nhập ngành bán lẻ điện tử này.
     Ví dụ điển hình như Webvan.com, một nhà bán lẻ rau quả trực tuyến đã đưa ra những ý tưởng tốt, nhưng lại phát triển công ty một cách quá nhanh chóng và quá vội vàng: Webvan chỉ trong có 18 tháng, sau khi thu được số vốn lên tới 375 triệu $ sau khi IPO, đã mở rộng từ San Francisco Bay Area tới 8 thành phố khác trên nước Mỹ và xây dựng một hạ tầng cơ sở khổng lồ từ số 0 tròn trĩnh, trong đó có hệ thống kho hàng (warehouses) hiện đại trị giá tới 1 tỷ $. Tuy nhiên, lĩnh vực kinh doanh rau quả lại là một lĩnh vực có lợi nhuận biên thấp, và chính vì vậy công ty đã không thể thu hồi vốn để bù đắp cho chi phí khổng lồ đã bỏ ra và đành phải đóng cửa.
     Hay Pet.com, nhà bán lẻ thú nuôi online, đã thực hiện các chiến lược quảng cáo trên Super Bowl rất hiệu quả đến mức gần như ai cũng biết đến PET.COM. Tuy nhiên, khi một khách hàng đặt mua 1 chú mèo con chẳng hạn, thì họ sẽ phải chờ vài ngày mới nhận được chú mèo con đó. Trong khi, lúc khách hàng đang đặt mua mèo thì có nghĩa là họ đang muốn có chú mèo đó ngay lập tức. Tức là, không có lý do gì để khách hàng phải đặt mua online. Ngoài ra, để thu hút khách hàng, PET.COM còn miễn phí vận chuyển. Và chính vì vậy công ty hoạt động thua lỗ và buộc phải đóng cửa.
     Nguyên nhân chính cho sự thất bại của các nhà bán lẻ này là chưa xây dựng cho mình kiểu mẫu thương mại hoạt động hiệu quả, chưa xây dựng được những tài sản giá trị như đội ngũ nhân sự mạnh, kỹ thuật độc quyền, danh sách khách hàng, sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu, tên miền và các yếu tố khác. Điều đó là nguyên nhân khiến cho các công ty DotCom nhanh chóng sụp đổ trong thời gian hoạt động ngắn ngủi (1995-2000).
     Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là tất cả các doanh nghiệp bán lẻ online đều buộc phải ngừng hoạt động. Nếu muốn tồn tại được trên thị trường toàn cầu, các công ty này phải thay đổi chiến lược kinh doanh của mình bằng cách rút ra những bài học kinh nghiệm từ những người đi trước: Phải luôn tạo ra lợi nhuận, Kiểm soát rủi ro phát sinh, Cân nhắc chi phí tạo lập thương hiệu, Không hoạt động nếu không đủ kinh phí, Website phải hiệu quả và hấp dẫn. Điển hình cho sự tồn tại của các nhà bán lẻ online thành công đến ngày hôm nay là các ông lớn như Amazon.com, Dell.com vẫn đang hoạt động với mô hình kinh doanh hiệu quả và không ngừng cải tiến để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...