Tài liệu xõy dựng nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    xõy dựng nền KTTT định hướng XHCN ở VNNước ta tồn tại lâu dài nền kinh tế tự cung tự cấp khép kín chỉ quan hệ với các nước XHCN trong những năm đầu của thập niên 80. Nền kinh tế đó đã lộ rõ, những yếu kém, trì trệ phát sinh nhiều tiêu cực. Trong khi thế giới đang đón nhận những tiến bộ to lớn của lực lượng sản xuất thì bối cảnh của Việt Nam là một cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nhà nước tiến hành phân phối mọi sản phẩm quốc dân thông qua các cửa hàng mậu dịch, chế độ tem phiếu lâu dài không còn phù hợp mà chỉ làm phiền phức cho người dân. Bên cạnh đó cơ chế xin- cho, cấp- phát làm cho mọi nguồn lực trong xã hội không có điều kiện để phát triển. Với cơ chế kinh tế lỗi thời đó, với việc bao cấp tràn lan, quản lí kinh tế kém hiệu quả thì sản xuất không đủ sản phẩm để tiêu dùng, dẫn đến không thể tích luỹ mở rộng sản xuất và đưa đến thâm hụt ngân sách là điều không tránh khỏi.
    Tại Đại hội Đảng VI (1986) đã mở đường cho công cuộc đổi mới đất nước dần xoá bỏ cơ chế bao cấp, chỉ huy và thừa nhận yếu tố thị trường của nền kinh tế. Đại hội VII và Đại hội VIII tiếp tục nhấn mạnh thêm đổi mới cơ chế kinh tế là một tất yếu. Đại hội IX đã đưa ra con đường phát trieern của đất nước ta đó là tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN và khẳng định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trườn định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau 20 năm công cuộc đổi mới, đất nứoc đã “thay da đổi thịt”, phát triển khá ổn định càng chứng tỏ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Cho nên bản thân tôi cảm thấy việc nghiên cứu “xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong sự phát triển kinh tế nước ta. Vì vậy em xin chọn đề tài này để nghiên cứu.
    Với những hiểu biết và kinh nghiệm cồn hạn chế, những sai sót mắc phải khi thực hiện là không thể tránh khỏi , em rất mong sự đống góp ý kiến của thầy giáo và các bạn.
    Em xin chân thành cảm ơn!!!!
    I.Cơ sở lí luận của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
    1/Thế nào là kinh tế thị trường.
    Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hôi đã và đang trải qua 2 hình thức sản xuất vật chất, đó là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá. Kinh tế tự nhiên là nền kinh tế sơ khai, sản phẩm sản xuất ra nhằm thoả mãn nhu cầu trực tiếp của sản xuất. Bước tiến của nhân loại đó là nền kinh tế hàng hoá. Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tê – xã hội, mà trong đó sản phẩm sản xuất ra là để trao đổi,để bán, tức là để thoả mãn nhu cầu người mua, nhu cầu xã hội.
    Kinh tế thị trường(KTTT) là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá trong đó toàn bộ yếu tố “đầu vào”và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường,do thị trường quyết định.
    2/Đặc trưng của kinh tế thị trường.
    Một nền KTTT nói chung có 4 đặc điểm. Một là, các chủ thể có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Hai là , giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Ba là, nền kinh tế vận động theo quy luật vốn có của KTTT như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh Sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường. Bốn là, nếu là nền kinh tế thị trường hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hoá, các chính sách kinh tế.
    3/ Tính tất yếu của việc phát triển KTTT ở Việt Nam.
    Trước đổi mới nền kinh tế nước ta là nền kinh tế phát triển ở mức thấp, cơ cấu kinh tế đơn giản, quản lý kinh tế theo kiểu tập trung quan liêu bao cấp. Nó làm thui chột mọi nguồn lực trong xã hội đưa đến một nền kinh tế trì trệ, lạc hậu, bảo thủ,cuộc sống nhân dân khó khăn thiếu thốn. Nền kinh tế ngày càng bộc lộ rõ nhược điểm: Hạn chế sự cạnh tranh , thị trường gần như đóng băng , quan hệ hàng hoá xơ cứng, tất cả đều do nhà nước phân phối theo cách “san bằng” cơ chế quản lý theo kiểu mệnh lệnh xin - cho, tăng trưởng sản xuất chậm, không ổn định. Hậu quả là khủng hoảng kinh tế xã hội sâu sắc, giá cả hàng hoá tăng nhanh. Trước thực trạng đó, Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới, đầu tiên là đổi mới về kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu sang cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN.
    Ngày xưa chúng ta cho rằng KTTT là đặc trưng của CNTB, nhưng ngày nay chúng ta đã nhận thức lại. Nếu như trước đây Đảng ta chỉ ra con đường đi lên của đất nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN. Từ đó chúng ta hiểu đó là bỏ qua tất cả những gì mà loài người đã đạt được dưới chế độ TBCN. Bây giờ ở Đại hội VII, VIII, IX, đặc biệt là Đại hội IX đã khẳng định con đường đi lên của đất nước ta là bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị về quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng TBCN, nhưng vẫn tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà loài người đã đạt được dưới chế độ TBCN. Chính vì vậy mà Đảng ta đã nhận ra lối đi đúng đắn cho nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền KTTT định hướng XHCN.
    KTTT định hướng XHCN là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN.
    Hơn nữa, trong nền kinh tế nước ta, tồn tại nhiều hình thức sở hữu, đó là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể,sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp. Do đó tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, lợi ích riêng nên quan hệ kinh tế giưa họ chỉ có thể thực hiện bằng quan hệ hàng hóa-tiền tệ. Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, tuy cùng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nhưng các đơn vị kinh tế vẫn có sự khác biệt nhất định,có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có lợi ích riêng. Mặt khác, các đơn vị kinh tế còn có sự khác nhau về trình độ khoa học-công nghệ, về trình độ tổ chức quản lý, nên chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất cũng khác nhau.Quan hệ hàng hóa-tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế đang phát triển ngày càng sâu sắc, vì mỗi nước là một quốc gia riêng biệt, là người chủ sở hữu đối với các hàng hóa đem ra trao đổi trên thị trường thế giới. Sự trao đổi theo nguyên tắc ngang giá. Như vậy,có thể thấy KTTT nước ta tồn tại theo nguyên tắc khách quan chứ không thể theo ý muốn chủ quan mà xóa bỏ nó được.
    Như vậy, phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu kinh tế đối với nước ta, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu nước ta thành nên kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng của đât nước vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa.
    Thực tiễn những năm đổi mới đã chứng minh rằng, viêc chuyển sang KTTT nhiều thành phần là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chúng ta đã bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ nước ngoài, giải phóng được năng lực sản xuất, góp phần quyết định vào việc tăng trưởng kinh tế với nhịp độ khá ổn định trong thời gian qua.
    Do những điều kiện và trình độ phát triển riêng nên nên KTTT Việt Nam ngoài 4 đặc điểm chung của một nền KTTT còn mang những đăc điểm đăc thù riêng phản ánh bản chất XHCN.Thứ nhất,về mục tiêu phát triển thị trường.Sự phân biệt nền KTTT của nước ta so với nền KTTT khác, phải nói đến mục đích chính trị, mục tiêu kinh tế-xã hội mà Nhà nước và nhân dân ta đã lựa chọn làm định hướng chi phối sự phát triển nền kinh tế. Mục tiêu hàng đầu của phát triển KTTT ở nước ta là giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dưng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội, cải thiên từng bước đời sống nhân dân. Ở nước ta, thực hiên tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng, lấy sản xuất gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp, gắn liền với xóa đói giảm nghèo.
     
Đang tải...