Tiểu Luận Xói mòn và rửa trôi đất Biện pháp khắc phục

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1
    ĐỀ TÀI: XÓI MÒN VÀ RỬA TRÔI ĐẤT – BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 3
    DANH SÁCH NHÓM 3
    MỞ ĐẦU 4
    CHƯƠNG 1: TÌNH TRẠNG XÓI MÒN ĐẤT VÀ RỬA TRÔI ĐẤT. 5
    CHƯƠNG 2: XÓI MÒN ĐẤT 8
    5.1. Xói mòn do gió: 13
    5.2. Xói mòn do nước: 14
    5.3. Xói mòn do trọng lực: 15
    5.4. Xói mòn đất do các hoạt động sản xuất và quản lý của con người: 15
    6.1. Một số công trình biện pháp chống xói mòn: 18
    6.1.1. Thềm bậc thang: 18
    6.2. Biện pháp nông nghiệp: 19
    6.4. Biện pháp tái chế và giảm thiểu xói mòn: 20
    CHƯƠNG 3: RỬA TRÔI ĐẤT 22
    4.1 Con người: 27
    4.2. Yếu tố khí hậu: 27
    4.3. Yếu tố độ dốc: 28
    4.4. Tính chất đất: 29
    2.1 CHỐNG XÓI MÒN LÀ MỘT CÔNG TÁC HẾT SỨC QUAN TRỌNG VÀ CẤP BÁCH: 30
    2.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ TRƯỚC MẮT: 31
    1. Tăng cường những biện pháp kỹ thuật để hạn chế xói mòn, cải tạo dần đất đã thoái hóa; 31
    2. Ngăn cấm những hành động làm thiệt hại rừng, tích cực phục hồi và trồng thêm rừng: 32
    3. Phải đưa công tác khai hoang vào nền nếp, tránh tình trạng khai hoang bừa bãi không đem lại kết quả tốt mà chỉ làm cho đất thêm bị xói mòn. 33
    3.3. KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH: 33
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 35






    MỞ ĐẦU
    Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Trong sản xuất nông nghiệp đất vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Do vậy, lĩnh vực đánh giá tài nguyên đất rất được quan tâm nhằm đề ra các giải pháp sử dụng đất hợp lý trên mỗi vùng lãnh thổ nhất định.
    Trên quan điểm sinh thái và môi trường, đất là nguồn tài nguyên tái tạo, một vật thể sống động, một “vật mang” của hệ sinh thái tồn tại trên Trái Đất. Đất là tư liệu sản xuất, là đối tượng lao động, là vật mang được đặc thù bởi tính chất độc đáo mà không vật thể tự nhiên nào có được- đó là độ phì nhiêu. Chinh nhờ tính chất này mà các hệ sinh thái đã và đang tồn tại, phát triển, kết trái và xét cho cùng, cuộc sống của loài người cũng phụ thuộc vào tính chất độc đáo này của đất.
    Đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cung cấp lương thực cho con người và động vật để bảo tồn sự sống. Đất còn cung cấp các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu khác của con người như bông, gỗ xẻ, giấy, dược liệu .v.v
    Cuộc sống của con người phụ thuộc rất nhiều vào lớp đất trồng trọt để sản xuất ra lương thực, thực phẩm và các nguyên liệu sản xuất công nghiệp phục vụ cho cuộc sống của mình. Tuy nhiên lớp đất có khả năng canh tác này lại luôn chịu những tác động mạnh mẽ của tự nhiên và các hoạt động canh tác do con người. Những tác động này có thể làm chúng bị thoái hóa và dần mất đi khả năng sản xuất, một trong những nguyên nhân làm cho đất bị thoái hóa mạnh nhất là do xói mòn. Hiện tượng mất đất do xói mòn mạnh hơn rất nhiều so với sự tạo thành đất trong quá trình tự nhiên, một vài cm đất có thể bị mất đi chỉ trong một vài trận mưa, giông hoặc gió lốc trong khi đó để có được vài cm đất đó cần phải có thời gian hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm mới tạo ra được. Trên thế giới hầu như không có quốc gia nào là không chịu ảnh hưởng của xói mòn, nhất là ảnh hưởng của xói mòn do nước và do gió[giáo trình thổ nhưỡng mới.
    Việt Nam là nước 3/4 diện tích đất ở vùng đồi núi, có độ dốc cao, lượng mưa lớn (1800 - 2000mm/năm) tập trung vào 4 - 5 tháng mùa mưa với lượng mưa chiếm tới 80% tổng lượng mưa, thì hiện tượng xói mòn đất luôn xảy ra và gây hậu quả nghiêm trọng. Chính vì những lí do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: "xói mònvà rửa trôi đất".
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...