Luận Văn Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 15/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đói nghèo là một vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc của nhiều quốc gia trên thế giới.
    Đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển thì đói nghèo không những là vấn đề
    xã hội mà còn là một trong những thách thức đối với sự phát triển. Chính vì vậy, những
    năm gần đây, các quốc gia, các tổ chức quốc tế đã nỗ lực tìm các giải pháp để giảm đói
    nghèo, thu hẹp dần khoảng cách giữa giàu và nghèo ở phạm vi quốc gia và quốc tế.
    Là một nước đang phát triển lựa chọn xu hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam hết sức coi
    trọng vấn đề xoá đói, giảm nghèo và đầu tư nhiều công sức, tiền của cho chương trình xoá đói,
    giảm nghèo cả trên bình diện quốc gia lẫn trên bình diện địa phương. Tại Đại hội đại biểu toàn
    quốc lần thứ VIII Đảng (năm 1996), Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện tốt chương trình xoá đói,
    giảm nghèo, nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số” [20, tr.115].
    Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 năm 2001) tiếp tục khẳng định: “Phấn
    đấu đến năm 2010, về cơ bản không còn hộ nghèo. Thường xuyên củng cố thành quả xoá
    đói, giảm nghèo"[21, tr.211].
    Quá trình thực hiện chương trình quốc gia về xoá đói, giảm nghèo ở nước ta thời gian
    qua đã đạt được một số thành tựu nhất định như số hộ nghèo theo chuẩn cũ giảm cả tuyệt đối
    và tương đối, số hộ nghèo vươn lên làm giàu ngày một nhiều hơn, Việt Nam được Ngân
    hàng Thế giới đánh giá là nước có thành tích vượt trội trong xoá đói, giảm nghèo Tuy
    nhiên, kết quả xoá đói giảm nghèo ở nước ta thời gian qua chưa vững chắc, số hộ nghèo theo
    chuẩn mới còn cao. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ lần thứ X nhận định: “Thành tựu
    xoá đói, giảm nghèo chưa thật vững chắc. Số hộ nghèo và tái nghèo ở một số vùng còn lớn, tỷ lệ
    hộ nghèo theo chuẩn mới còn cao. Đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị thiên
    tai còn gặp nhiều khó khăn, nhiều vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với bình
    quân cả nước"[22, tr.173]. Thực trạng đó đòi hỏi nước ta cần nỗ lực hơn nữa trong tìm tòi giải
    pháp hiệu quả để tiếp tục tổ chức thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo ở tầm cao
    hơn.
    Kiên Giang là một trong những tỉnh nghèo của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
    Theo số liệu điều tra mẫu khảo sát mức sống hộ gia đình của Tổng cục Thống kê tổng hợp




    năm 2005 thì tỷ lệ nghèo theo chuẩn mới của tỉnh Kiên Giang là 13,73%, đứng thứ 10 về trình
    độ phát triển trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
    Trong những năm qua Kiên Giang đã tích cực thực hiện chương trình xoá đói, giảm
    nghèo và thu được một số kết quả đáng kể, tính bình quân cả giai đoạn 2001-2005 thì mỗi
    năm giảm hơn 1% hộ nghèo. Tuy nhiên kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, nguy cơ tái
    nghèo cao, đặc biệt ở vùng người dân tộc thiểu số. Còn có những hạn chế đó là do việc thực
    hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo ở các địa bàn không đều, nhận thức ý nghĩa tầm quan
    trọng của chương trình xoá đói, giảm nghèo của các cấp lãnh đạo và người dân còn chưa đầy
    đủ Thực tế đó đặt cho tỉnh Kiên Giang nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng
    thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo trong thời gian tới.
    Vì những lý do đó, đề tài “Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang"được
    chọn nghiên cứu trong luận văn.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xoá đói, giảm nghèo cả ở trong nước
    lẫn ngoài nước, cả về giác độ xã hội lẫn giác độ kinh tế . Đáng chú ý là một số công trình
    sau:
    - UNDP (1996), Tiến kịp.
    - Báo cáo Phát triển của Việt Nam (2000), Tấn công nghèo đói, Báo cáo chung của
    nhóm Công tác chuyên gia Chính phủ - Nhà tài trợ - Tổ chức phi Chính phủ, Hội nghị
    nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, 14 - 15/12/1999.
    - Nguyễn Văn Thường (2004), Một số vấn đề kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ đổi
    mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    - Nguyễn Thị Hằng (1997), Vấn đề xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện
    nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    - Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hoà (1999), Phân hoá giàu - nghèo ở một số quốc gia khu
    vực Châu Á - Thái Bình Dương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    - Ngô Quang Minh (1999), Tác động kinh tế của nhà nước góp phần xoá đói, giảm
    nghèo trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    - Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam(2001), Xoá đói, giảm nghèo vùng
    dân tộc thiểu số; phương pháp tiếp cận.




    - Trần Thị Hằng (2001), Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
    hiện nay, Nxb Thống kê, Hà Nội.
    - Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang .(2001), Nghèo đói và xoá đói, giảm nghèo ở Việt
    Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    - Ngân hàng Thế Giới (2004), Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam.
    - Trần Đình Đàn (2002), Những giải pháp kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm xoá đói,
    giảm nghèo ở Hà Tĩnh, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
    Hà Nội.
    - Trần Thị Hằng (2000), Vấn đề giảm nghèo trong nền Kinh tế thị trường ở Việt
    Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    - Hoàng Thị Hiền (2005), Xoá đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc ít người
    tỉnh Hoà Bình-Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc
    gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    - Nguyễn Đình Huấn (8/1999), Suy giảm năng lực nội sinh ở nông thôn nước ta,
    nguyên nhân và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế.
    - Nguyễn Hoàng Lý (2005), Xoá đói, giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai, thực trạng và giải
    pháp, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    - Nguyễn Thị Hải (2000), Những giải pháp chủ yếu về quản lý nhằm xoá đói, giảm
    nghèo ở nông thôn phú thọ hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia
    Hồ Chí Minh, Hà nội.
    - Đỗ Thế Hạnh (2000), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói, giảm nghèo
    ở vùng định canh định cư tỉnh Thanh Hoá, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị
    quốc gia Hồ Chí Minh, Hà nội.
    - Thái Văn Hoạt (2007), Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
    trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc
    gia Hồ Chí Minh, Hà nội.
    - Ở Kiên Giang, đã có một số đề tài, nghị quyết, chỉ thị, chiến lược về công tác xoá
    đói, giảm nghèo trong tỉnh như:
    + Võ Trọng Đường (2000), Phân hoá giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên
    Giang - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
    Chí Minh, Hà Nội.




    + Tỉnh uỷ và Hội đồng nhân dân tỉnh (2001 - 2005), Nghị quyết thực hiện Chương
    trình xoá đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm.
    + Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang (2006 - 2010), Chương trình giảm nghèo.
    Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề xoá
    đói, giảm nghèo. Đây là những tư liệu khoa học quý sẽ được tiếp thu có chọn lọc trong quá
    trình viết luận văn của tác giả.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    - Ðánh giá thực trạng đói nghèo và hoạt động xoá đói, giảm nghèo của Kiên Giang
    trong 5 năm gần đây.
    - Xác định những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn
    tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về đói nghèo và xoá đói, giảm nghèo.
    - Phân tích kinh nghiệm xoá đói, giảm nghèo của một số địa phương và rút ra bài
    học cho Kiên Giang.
    - Phân tích thực trạng đói nghèo và xoá đói, giảm nghèo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay, rút
    ra các nhận xét về kết quả và nguyên nhân của thực trạng đó.
    - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu tiếp tục thực hiện xoá đói, giảm nghèo
    ở tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    - Đối tượng nghiên cứu là tình hình đói nghèo và hoạt động xoá đói, giảm nghèo
    trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
    - Phạm vi nghiên cứu: Đói nghèo là hiện tượng vừa mang tính xã hội, tính kinh tế,
    tính văn hoá Trong khuôn khổ luận văn này, vấn đề đói nghèo và xoá đói, giảm nghèo
    chủ yếu được nghiên cứu dưới giác độ kinh tế. Không gian nghiên cứu là tỉnh Kiên Giang.
    Thời gian nghiên cứu tập trung vào giai đoạn từ 2002 - đến nay.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
    nghĩa Mác - Lênin, quán triệt các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xoá đói, giảm




    nghèo, tiếp thu có chọn lọc các quan điểm của Ngân hàng Thế giới và kinh nghiệm của địa
    phương khác để xem xét các vấn đề đói nghèo của Kiên Giang.
    Trong các vấn đề cụ thể, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của
    kinh tế học như dựa vào số liệu thống kê; phân tích tài liệu đã công bố; phương pháp kinh
    nghiệm; phương pháp điều tra xã hội học
    6. Những điểm mới của luận văn
    - Đưa ra bức tranh khái quát về đói nghèo và xoá đói, giảm nghèo ở tỉnh Kiên Giang
    những năm gần đây.
    - Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm tiếp tục xoá đói, giảm nghèo ở Kiên Giang
    một cách hiệu quả hơn, nhất là xoá đói, giảm nghèo ở các vùng biên giới hải đảo, vùng có
    đông đồng bào dân tộc sinh sống.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
    văn được trình bày trong 03 chương, 08 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...