Luận Văn Xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần thứ nhất
    Mở đầu
    1.Tính cấp thiết của đề tài

    Con người - tạo hoá sinh ra, ai cũng muốn được cơm no, áo ấm, ai cũng mong muốn được học hành, có nhà ở và phương tiện sinh hoạt đầy đủ, một cuộc sống sung túc, hạnh phúc. Song do hoàn cảnh, môi trường và điều kiện khác nhau nên hôm nay trên toàn cầu có đến 2,1 tỷ người đói nghèo. Hiện nay, mặc dù thế giới đã có những thành tựu vượt bậc trong khoa học, kinh tế, . nhưng đói nghèo vẫn đang là vấn đề xã hội nóng bỏng mà dường như tất cả các quốc gia trong quá trình đi lên của mình đều phải đối mặt bởi đói nghèo là tác nhân của bệnh tật, của thất học, mù chữ, của nhiều loại tệ nạn xã hội khác. Nhận thức rõ tầm quan trọng trở lực của đói nghèo, cùng với 189 nước trên thế giới, Việt Nam đã cam kết thực hiện Tuyên bố thiên niên kỷ của LHQ, trong đó có mục tiêu về xóa đói giảm nghèo (XĐGN). Vốn là một nước nông nghiệp nghèo nàn, bởi điều kiện thiên nhiên ít thuận lợi, thường bị thiên tai đe dọa và khả năng chế ngự thiên tai còn hạn hẹp, kỹ thuật và công nghệ sản xuất còn lạc hậu. Để thực hiện mục tiêu về XĐGN nêu trên, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã hình thành Chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN, chương trình phát triển kinh tế xã hội (KT - XH) các xã đặc biệt khó khăn Để thực hiện hiệu quả Chương trình này Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách dành riêng cho đối tượng người đói nghèo. Nhờ vậy mà trong những năm qua đời sống đại bộ phận nhân dân đã được nâng lên một cách rõ rệt, hằng năm số hộ đói nghèo đã giảm xuống 1,8% - 2%.
    Tuy vậy, mức độ và tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam vẫn còn cao và chưa bền vững so với yêu cầu. Với việc thay đổi chuẩn nghèo trong giai đoạn 2006 - 2010, thì tỷ lệ nghèo vẫn còn rất lớn. Mặt khác những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đã dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo đã và đang diễn ra mạnh mẽ, là vấn đề xã hội đặc biệt quan tâm.
    Hải Hậu - quê tôi là một huyện ven biển của tỉnh Nam Định. Đời sống của người dân nơi đây dựa vào nguồn thu nhập chính là nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, . còn một phần thu nhập khác là từ lâm nghiệp và dịch vụ, .Mức sống của ngưòi dân ở đây gặp nhiều khó khăn, nhất là những năm bị thiên tai đe doạ, dịch bệnh hoành hành, . Trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền và nhân dân trong huyện đã làm tốt công tác XĐGN như: công tác điều tra xác định hộ nghèo; công tác tạo việc làm và dạy nghề; công tác khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công; công tác hỗ trợ người nghèo về nhà ở, y tế, giáo dục; chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi hộ nghèo, . nhờ đó mà tỷ lệ hộ nghèo trong huyện giảm dần qua các năm: từ 14,1% (2004); 11,9% (2005); 11,05% (2006); 8,92% (2007); xuống còn 7,4% (2008) và không còn hộ đói. Đây thực sự là những thành tựu đáng mừng. Tuy nhiên, hiện nay so với mặt bằng chung, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao so với cả nước cũng như các địa phương trong tỉnh. Thực trạng đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn: vẫn còn có một bộ phận lớn nông hộ thiếu ăn vào những ngày giáp hạt, vẫn còn tình trạng nhiều người phải nghỉ học vì không có điều kiện đi học tiếp; hoặc ốm đau không có tiền thuốc thang, bồi dưỡng; những điều kiện sống như văn hoá, y tế, giáo dục còn nhiều thiếu thốn đối với một số xã trong huyện, .Đó là những tồn tại của công tác XĐGN và cũng là những nguyên nhân gây ra cảnh nghèo khó cho các hộ trên địa bàn huyện Hải Hậu.
    Thiết nghĩ, nguồn lực dành cho công tác XĐGN có hạn. Nên ngoài việc xác định đúng đối tượng và số người nghèo đói là một nội dung quan trọng để định hướng chính sách XĐGN, thì việc nguyên cứu những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến công tác XĐGN nhất là các yếu tố đặc điểm của hộ gia đình là một vấn đề cấp thiết; từ đó có những giải pháp, đầu tư hiệu quả.
    Xuất phát từ tình hình nói trên và từ yêu cầu thực tiễn của địa bàn cùng với những kiến thức đã học, tôi chọn đề tài :"XĐGN trên địa bàn huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay " để làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Trong những năm gần đây công tác XĐGN đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học ở nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau. Nổi bật:
    - Cấp Nhà nước: "Hướng dẫn kế hoạch làm ăn xóa đói giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân" do PGS. TS. Lê Trọng làm chủ biên, NXB Nghệ An, 2004.
    - "Thực trạng giảm nghèo ở Việt Nam" của PGS. TS. Phạm Quý Thọ, tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 95, 2005.
    - Cấp trường: "Thực trạng và những giải pháp XĐGN cho hộ nông dân huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế" của Thạc sỹ Bùi Khắc Hiền, 2003.
    - Luận văn tốt nghiệp: "Thực trạng đói nghèo và các giải pháp chủ yếu nhằm XĐGN ở xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị theo chuẩn nghèo mới áp dụng giai đoạn 2006 - 2010" của sinh viên Lê Thị Thanh Thủy.
    Ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định, lĩnh vực này đến nay chưa có một công trình nào đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên. Nó đang dừng lại ở các báo cáo, tệp số liệu thống kê rời rạc hay công trình tập thể mang tính chất chung. Kế thừa kết quả của những người đi trước và gắn với hoàn cảnh hiện nay tôi tiếp tục nghiên cứu lĩnh vực XĐGN ở một huyện nông thôn, tỉnh Nam Định.
    3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích

    Trên cơ sở đánh giá thực trạng XĐGN, từ đó làm rõ các nguyên nhân gây ra đói nghèo, làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp thiết thực góp phần XĐGN ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    + Trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác XĐGN và những vấn đề liên quan đến XĐGN.
    + Phân tích, đánh giá thực trạng XĐGN, những vấn đề đặt ra đối với công tác XĐGN của huyện Hải Hậu.
    + Đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện KT - XH của huyện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác XĐGN trên địa bàn huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.
    4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu
    Những vấn đề KT - XH trong quá trình XĐGN ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định.
    - Phạm vi nghiên cứu
    + Không gian: Tiến hành điều tra các hộ tại 8 xã ở huyện Hải Hậu: Hải An, Hải Toàn, Hải Phong, Hải Ninh, Hải Giang, Hải Thịnh, Hải Phú, Hải Anh.
    + Thời gian: Chúng tôi tiến hành tìm hiểu, phân tích tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của huyện trong 5 năm 2004 - 2008; riêng đối với các hộ chúng tôi chỉ tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu trong năm 2008.
    + Nội dung: Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, những vấn đề cấp bách đặt ra đối với công tác XĐGN trên địa bàn huyện Hải Hậu dựa trên việc nghiên cứu, tìm hiểu năng lực sản xuất, thu nhập, chi tiêu, nguyên nhân gây nghèo khó của các hộ điều tra.
    + Áp dụng tiêu chuẩn đói nghèo của Bộ LĐTB&XH giai đoạn 2008 - 2010.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp; phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp logic và lịch sử, .
    - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
    + Phương pháp điều tra ngẫu nhiên thực trạng đời sống và sản xuất của 100 hộ gia đình ở huyện Hải Hậu tại 8 xã gồm 26 hộ tái nghèo; 25 hộ nghèo chuyển tiếp; 15 hộ nghèo mới; 14 hộ thoát nghèo và 20 hộ không nghèo khác.
    + Phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn đến từng hộ nông dân theo mẫu điều tra đã sẵn có; tham khảo ý kiến của các cán bộ khoa học, kỹ thuật, cán bộ huyện, xã, các chủ hộ có trình độ văn hoá, có nhiều kinh nghiệm.
    - Nhóm các phương pháp hệ thống số liệu thu được và các chỉ tiêu phân tích, đánh giá thực trạng đói nghèo so với tiêu chuẩn của Bộ LĐTB & XH ban hành năm 2005.
    - Một số phương pháp khác.
    6. Kết cấu đề tài
    Ngoài mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo thì đề tài kết cấu gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về XĐGN
    Chương 2: Thực trạng XĐGN của huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2004 - 2008
    Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác XĐGN ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
    7. Những đóng góp của đề tài
    - Làm rõ và bổ sung lý luận về công tác XĐGN và các vấn đề có liên quan.
    + Đưa ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả công tác XĐGN của huyện.
    + Là cơ sở để giúp cho nông hộ đói nghèo hiểu và biết cách lập kế hoạch; thực hiện kế hoạch làm ăn tự XĐGN một cách bền vững.
    + Làm tài liệu tham khảo cho những ai có nguyện vọng nghiên cứu về công tác XĐGN nói chung và công tác XĐGN trên địa bàn huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định nói riêng.
    - Kiến nghị hoàn thiện chính sách vĩ mô và vi mô nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN mà Đảng và Nhà nước đề ra.
     

    Các file đính kèm:

    toan0903 thích bài này.
Đang tải...