Thạc Sĩ Xóa đói giảm nghèo tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC BẢNG . ii
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG HOẠT ĐỘNG
    XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO . 7
    1.1. Một số khái niệm về đói nghèo 7
    1.1.1. Khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực đói nghèo của thế giới 7
    1.1.2. Khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực đói nghèo của Việt nam . 8
    1.2. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tác động đến đói nghèo trong
    nông thôn . 10
    1.2.1. Một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng nghèo
    khó đó là trình độ học vấn thấp, việc làm chủ yếu trong khu vực nông
    nghiệp với việc làm không ổn định . 10
    1.2.2. Các nguyên nhân về dân số . 11
    1.2.3. Nguồn lực hạn chế và nghèo nàn 11
    1.2.4. Sức khoẻ yếu kém cũng là nhân tố chính đẩy con người vào tình
    trạng nghèo đói trầm trọng 12
    1.2.5. Những hạn chế của chính sách vĩ mô và chính sách cải cách ảnh
    hưởng đến đói nghèo . 13
    1.3. Ý nghĩa của công tác xoá đói giảm nghèo . 14
    1.4. Đặc trưng, xu hướng phát triển cơ bản của những vùng nông thôn đặc
    biệt khó khăn . 16
    1.4.1. Phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế . 16
    1.4.2. Bảo vệ môi trường và duy trì cuộc sống lành mạnh cho người
    nghèo . 17
    1.4.3. Vai trò của phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo . 18
    1.5. Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về nghèo đói và Xoá đói
    giảm nghèo 19
    1.6. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của một số nước trong khu vực . 23
    1.7. Ảnh hưởng của đói nghèo và chương trình xoá đói giảm nghèo ở
    Việt Nam . 24
    1.7.1. Thực trạng nghèo đói 24
    1.7.2. Nguyên nhân nghèo đói 26
    1.7.3. Chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam . 27
    1.8. Ảnh hưởng của đói nghèo và sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo . 28
    1.8.1. Ảnh hưởng của đói nghèo . 28
    1.8.2. Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo . 29
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI
    HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ 32
    2.1. Những đặc điểm về tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến đói
    nghèo trên địa bàn Huyện Thanh Sơn . 32
    2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên 32
    2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - Xã hội 34
    2.2. Thực trạng Xóa đói giảm nghèo trong những năm qua ở huyện Thanh
    Sơn tỉnh Phú Thọ . 38
    2.2.1. Diễn biến đói nghèo theo thời gian . 38
    2.2.2. Đảng bộ, Chính quyền nhân dân huyện Thanh sơn tập trung thực
    hiện Xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua như sau: 40
    2.2.3. Quy mô nghèo đói theo vùng địa lý 46
    2.2.4. Cơ cấu đói nghèo theo hoàn cảnh . 46
    2.2.5. Quy mô nghèo đói theo chuẩn cũ, chuẩn mới 49
    2.3. Đánh giá chung về công tác Xóa đói giảm nghèo tại huyện Thanh Sơn . 52
    2.3.1. Những thành tựu cơ bản 52
    2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 56
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI
    GIẢM NGHÈO CỦA HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ 61
    3.1. Quan điểm của xoá đói giảm nghèo . 61
    3.2. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo . 62
    3.2.1. Mục tiêu tổng quát 62
    3.2.2. Mục tiêu cụ thể 62
    3.3. Phương hướng xoá đói giảm nghèo của huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ 63
    3.3.1. Khai thác tốt, tận dụng và sử dụng hết các năng lực sản xuất 63
    3.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của người nghèo 64
    3.3.3. Tạo điều kiện để hộ nghèo đói có ý thức tự vươn lên 65
    3.3.4. Phát triển nông nghiệp 65
    3.3.5. Hướng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống xã
    hội 65
    3.3.6. Hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng
    cơ bản 66
    3.3.7. Thương mại, dịch vụ . 66
    3.3.8. Phát triển cải tạo nhà ở vệ sinh môi trường ở nông thôn 66
    3.3.9. Nước sạch nông thôn . 66
    3.4. Giải pháp khắc phục tình trạng đói nghèo trên địa bàn huyện Thanh Sơn 66
    3.4.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm giúp các hộ đói
    nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo đói. . 66
    3.4.2. Quy hoạch chuyển đổi các ngành hàng theo hướng sản xuất
    hàng hoá. . 70
    3.4.3. Giải pháp về công tác khuyến nông 79
    3.5. Phát triển công nghiệp, xây dựng. 79
    3.5.1. Cho các hộ đói nghèo vay vốn dưới nhiều hình thức để họ phát
    triển kinh tế 81
    3.5.2. Thực hiện tốt công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. 82
    3.6. Giải pháp phát triển nguồn lực . 82
    3.6.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng. 83
    3.6.2. Kiện toàn bộ máy thuộc Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo từ tỉnh
    đến cơ sở 84
    3.6.3. Ứng dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 84
    3.6.4. Một số giải pháp khác. 84
    KẾT LUẬN . 86
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 88
    i
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

    STT Viết tắt Nguyên nghĩa
    1 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
    2 CSXH Chính sách xã hội
    3 GDP Thu nhập quốc dân bình quân đầu người
    4 XĐGN Xóa đói giảm nghèo
    5 XHCN Xã hội chủ nghĩa

    ii
    DANH MỤC BẢNG
    STT Bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 2.1
    Sản lượng lương thực quy thóc bình quân đầu
    người qua các năm
    35
    2 Bảng 2.2 Số liệu về trồng và chăm sóc rừng 36
    3 Bảng 2.3 Tỷ lệ đói nghèo giai đoạn 2009-2013 44
    4 Bảng 2.4 Cơ cấu đói nghèo theo tình trạng 47
    5 Bảng 2.5 Cơ cấu đói nghèo theo nguyên nhân 48
    6 Bảng 2.6 Số hộ đói nghèo thuộc diện chính sách 50
    7 Bảng 2.7
    Nguồn vốn và số lao động được giải quyết việc
    làm thông qua dự án 120
    54
    8 Bảng 3.1 Bố trí sử dụng đất vùng 68
    9 Bảng 3.2 Kế hoạch sản xuất cây ăn quả các xã vùng 72
    10 Bảng 3.3 Kế hoạch sản xuất cây hoa, cây cảnh 73
    11 Bảng 3.4 Kế hoạch sản xuất cây công nghiệp vùng 76
    12 Bảng 3.5 Kế hoạch sản xuất chăn nuôi vùng 76
    13 Bảng 3.6
    Kế hoạch phát triển ngành nghề và tiểu thủ công
    nghiệp vùng
    80

    1
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Đói nghèo là vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. ở nước ta đói nghèo là
    vấn đề bức xúc trong xã hội. Xoá đói giảm nghèo là một cuộc cách mạng lâu
    dài và phức tạp. Xoá đói giảm nghèo đòi hỏi trách nhiệm của mọi cấp mọi
    ngành quan tâm thường xuyên và liên tục để từng bước thực hiện xoá đói giảm
    nghèo. Đói nghèo được coi như là một lực cản lớn trên con đường phát triển
    kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy, chủ trương xoá đói giảm nghèo của Đảng
    và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế đất nước là nhiệm vụ trọng
    tâm trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu
    để nước ta trong thời gian tới cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
    Trong 20 năm trở lại đây Việt Nam đã đạt được những kết quả quan
    trong trong tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Đời sống nhân dân
    từng bước được cải thiện. Nhờ thực hiện các chính sách có hiệu quả cùng cơ
    chế phù hợp, công tác xoá đói giảm nghèo của nước ta đã đạt được những kết
    quả đáng khích lệ. Trong nhiều năm qua, xoá đói giảm nghèo luôn là vấn đề
    được Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước
    mạnh, xã hội dân chủ công bằng và văn minh". Đảng và Nhà nước ta đã có
    nhiều chủ trương, chính sách xoá đói giảm nghèo như xây dựng chính sách
    phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn; thực hiện chiến lược phát triển
    cho từng vùng, miền; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; ưu tiên tín
    dụng các nguồn vốn cho xoá đói giảm nghèo, thiết lập nguồn vốn vay cho
    người nghèo. Nhờ có sự quan tâm đầu tư trên, tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam
    đã giảm qua các năm, bình quân mỗi năm giảm từ 2 đến 3%.
    Để giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo, tháng 7/1998, Chính phủ chính thức
    phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo (Chương
    trình 133) cho giai đoạn 1998-2010, phê duyệt chương trình 135 hỗ trợ phát 2
    triển 1715 xã nghèo đặc biệt khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, Nghị
    quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về chương trình hỗ trợ giảm
    nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo ( nay là 63 huyện) và các
    chương trình giảm nghèo khác.
    Đây là những chương trình lớn tác động mạnh mẽ tới công cuộc xoá
    đói giảm nghèo. Kết quả thực hiện, chương trình 134 và 135 đã tạo ra những
    kết quả tích cực: Cả nước đã thực hiện định canh định cư, khai hoang mở
    rộng diện tích trồng lúa nước, trồng rừng mới, cây công nghiệp và ăn quả. Về
    tín dụng, đã có hàng ngàn lượt hộ được vay vốn để phát triển sản xuất. Bên
    cạnh đó, hàng loạt công trình cơ sở hạ tầng nông thôn đặc biệt ở các xã vùng
    sâu vùng xa phục vụ sản xuất và đời sống được xây dựng, nhiều chương trình
    khuyến nông-lâm-ngư, giúp đỡ người nghèo làm ăn kinh tế được thực hiện.
    Tuy nhiên, tỷ lệ đói nghèo của khu vực nông thôn Việt Nam, đặc biệt là
    ở miền núi vùng cao, vùng sâu vùng xa còn khá cao. Đời sống đại bộ phận
    nhân dân nông nghiệp và nông thôn còn thấp. Sự bất cập và phân hoá giàu
    nghèo đang có xu hướng diễn ra và tăng nhanh trong cộng đồng dân cư. Cơ
    chế thị trường có những tác động không nhỏ tới sự công bằng và bình đẳng
    trong xã hội. Đời sống nhân dân miền núi, đặc biệt là miền núi vùng cao đang
    còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo còn chiếm tỷ lệ rất cao. Cả nước
    đền nay còn có 63 huyện miền núi vùng cao vùng sâu và vùng xa có tỷ lệ hộ
    nghèo chiếm từ 50% trở lên. Ở các huyện nghèo này mọi cơ sở vật chất và
    điều kiện phát triển đều thiếu thốn, người dân chưa được tiếp cận nhiều với sự
    đổi mới của đất nước, cơ chế chính sách áp dụng và tạo điều kiện cho sự phát
    triển xoá đói giảm nghèo ở đây còn hạn chế. Đặc biệt vai trò Nhà nước trong
    hỗ trợ đầu tư, tổ chức chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội xoá đói
    giảm nghèo nhanh và bền vững cần được nâng cao một bước để đáp ứng yêu
    cầu nhiệm vụ. Hơn nữa trong tình hình hiện nay do xác định được nhu cầu 3
    bức xúc cần đẩy nhanh công cuộc giảm nghèo nhanh và bền vững, Chính phủ
    nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày
    27/12/2008 về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61
    huyện nghèo ( nay là 63 huyện)
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Hiện nay chương trình xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững đang
    được đặt ra cấp thiết, các cấp các ngành và toàn xã hội đang vào cuộc để thực
    hiện thành công nhiệm vụ trọng đại này. Tuy nhiên quá trình thực hiện vừa
    qua bộc lộ một số vấn đề cần quan tâm về vai trò Nhà nước trong việc xây
    dựng kế hoạch, chương trình, xác định bước đi, huy động nguồn lực đến tổ
    chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo nhanh và bền vững. Những bất
    cập này cần được phân tích đánh giá, tìm ra nguyên nhân và có những giải
    pháp khắc phục kịp thời.
    Thời gian qua cũng đã có nhiều văn kiện, tác phẩm, công trình nghiên
    cứu liên quan đến công tác XĐGN như: Văn kiện “Chiến lược trưởng toàn
    diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo” (năm 2010) của Chính phủ nước
    CHXHCN Việt Nam; các Luận văn Thạc sỹ kinh tế: “Hoàn thiện chính sách
    xoá đói giảm nghèo đối với tỉnh miền núi” của tác giả Nguyễn Trung Hải K13
    Đại học Kinh tế Quốc dân; “Hoàn thiện chính sách giảm nghèo theo hướng
    bền vững ở Việt Nam” của tác giả Trần Tuấn Cường K43 Đại học Kinh tế
    Quốc dân, “Đổi mới chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
    miền núi trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của tác giả Đậu Văn
    Thanh và một số tác phẩm nghiên cứu khác mà bản thân đã được nghiên cứu.
    Ở Thanh Sơn chủ trương xoá đói giảm nghèo đã được Huyện uỷ, Hội
    đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cùng các ban ngành đoàn thể, các cơ quan đơn
    vị phối kết hợp tổ chức, thực hiện. Nói là giảm nghèo đói nhưng thực trạng cho
    thấy ta vẫn còn có hộ nghèo, thậm chí có những hộ gia đình nông dân thu nhập 4
    vẫn không đủ chi trả cho các hoạt động thiết yếu thường ngày. Phải chăng, công
    tác xoá đói giảm nghèo vẫn còn gặp nhiều bất cập cần được giải quyết. Bản thân
    tác giả là cán bộ huyện miền núi Thanh Sơn, nơi có tỷ lệ hộ đói nghèo đến 30%
    nên có nhiều trăn trở và mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình
    vào nghiên cứu và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xóa đói giảm
    nghèo nhanh và bền vững ở huyện miền núi Thanh Sơn – Phú Thọ. Nhằm góp
    phần làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, bản thân lựa chọn đề tài luận văn là
    “Xóa đói giảm nghèo tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ”.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
    * Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng và đưa ra những giải
    pháp trong công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Làm rõ tình hình chung về xóa đói giảm nghèo tại huyện Thanh Sơn,
    tỉnh Phú Thọ. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác xóa đói giảm nghèo.
    - Đánh giá thực trạng xóa đói giảm nghèo tại huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
    - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm thúc đẩy thực hiện
    công tác xóa đói giảm nghèo hiệu quả hơn.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    * Đối tượng nghiên cứu:
    Đề cập đến vấn đề Xoá đói giảm nghèo, thực trạng và giải pháp trong
    công tác Xoá đói giảm nghèo.
    * Phạm vi nghiên cứu:
    - Nội dung: Nghiên cứu tình hình kinh tế – xã hội của huyện nói chung,
    thực trạng và giải pháp trong công tác Xóa đói giảm nghèo tại huyện Thanh
    Sơn - tỉnh Phú Thọ.
    - Thời gian: Số liệu được thu thập trong các năm 2005 đến 2014.
    5
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
    sử Mác – Lê nin làm cơ sở phương pháp luận của phương pháp nghiên cứu
    kinh tế; luận văn dựa vào các qui luật kinh tế và quan điểm, đường lối, chính
    sách của Đảng và Nhà nước làm cơ sở phân tích, đánh giá và đề xuất giải
    pháp. Để giải quyết những nội dung nhiệm vụ đặt ra, luận văn còn sử dụng
    một số phương pháp nghiên cứu kinh tế phổ biến sau:
    - Phương pháp trừu tượng hoá khoa học và phương pháp phân tích hệ
    thống: việc nghiên cứu vai trò Nhà nước được thực hiện một cách đồng bộ,
    gắn với từng giai đoạn, từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước và của các
    huyện miền núi vùng cao.
    - Phương pháp thống kê, thu thập thông tin định lượng: luận văn đã sử
    dụng các số liệu tài liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho việc phân tích,
    đánh giá toàn diện nội dung nhiệm vụ và kết quả của hoạt động quản lý của
    Nhà nước trong công tác xoá đói giảm nghèo trong từng giai đoạn cụ thể.
    - Phương pháp quy nạp và diễn dịch: trên cơ sở phân tích những nội
    dung cơ bản về vai trò của Nhà nước và thực tế quản lý công tác xoá đói giảm
    nghèo, luận văn sử dụng phương pháp quy nạp để đưa ra những đánh giá
    chung mang tính khái quát về thực trạng quản lý và thực hiện nhiệm vụ giảm
    nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao. Thực trạng này
    được đặt trong bối cảnh chung của cả nước và dưới tác động của cơ chế kinh
    tế thị trường.
    - Phương pháp chuyên khảo, đối chiếu so sánh: Luận văn tiến hành
    nghiên cứu một vấn đề về XĐGN được xem xét đánh giá trên cơ sở so sánh
    đối chiếu nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác giảm nghèo nhanh và
    bền vững ở các huyện miền núi vùng cao. Tác giả sử dụng các số liệu của chi cục thống kê huyện Thanh Sơn, các
    báo cáo thường kỳ của Phòng lao động - thương binh xã hội, Ngân hàng
    Chính sách Xã hội để phân tích đánh giá.

    6. Những đóng góp của luận văn
    * Ý nghĩa lý luận: Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận của
    công tác xóa đói giảm nghèo.
    * Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp nhằm đa dạng và thực
    hiện có hiệu quả hơn công tác Xóa đói giảm nghèo.
    7. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
    luận văn được kết cấu thành 3 chương:
    * Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong hoạt động xoá đói giảm nghèo.
    * Chương 2: Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo tại huyện Thanh
    Sơn tỉnh Phú Thọ.
    * Chương 3: Phương hướng, mục tiêu và các giải pháp trong xoá đói
    giảm nghèo tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.
     
Đang tải...