Thạc Sĩ Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hà nội - Năm 2002


    LỜI MỞ ĐẦU


    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM

    1.1. Khái luận về đói nghèo.

    1.1.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, bất bình đẳng và vấn đề đói nghèo.

    1.1.1.1. Các thước đo đánh giá tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

    1.1.1.2. Các quan điểm về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề đói nghèo.

    1.1.1.3. Quan điểm của Đảng và nhà nước Việt nam về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

    1.1.2. Tầm quan trọng của vấn đề xoá đói giảm nghèo đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.

    1.1.3. Các khái niệm về nghèo đói.

    1.1.3.1. Định nghĩa nghèo đói.

    1.1.3.2. Nguyên nhân của nghèo đói:

    1.1.4. Một số phương pháp chủ yếu xác định về chuẩn nghèo đói hiện nay.

    1.1.4.1. Phương pháp xác định chuẩn nghèo của các tổ chức Quốc tế.

    1.1.4.2. Phương pháp xác định chuẩn nghèo của các tổ chức tại Việt nam.

    1.1.4.3. Nhận xét ưu điểm và khiếm khuyết của từng phương pháp.

    1.2. Tác động của các chính sách xoá đói giảm nghèo của nhà nước Việt nam.

    1.2.1. Tổng quan về nghèo nghèo đói ở Việt nam.

    1.2.1.1. Thời kỳ trước đổi mới: (thời kỳ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp).

    1.2.1.2. Thời kỳ đổi mới đến nay.

    1.2.2. Tác động của các chính sách nhà nước trong xoá đói giảm nghèo ở Việt nam.

    1.2.2.1. Chủ trương chính sách.

    1.2.2.2. Tổ chức thực hiện và kết quả đạt được.

    CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH

    QUẢNG BÌNH

    2.1. Tổng quan về đói nghèo ở Quảng Bình.

    2.1.1. Những vấn đề tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình.

    2.1.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên xã hội tỉnh Quảng Bình.

    2.1.1.2. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình.

    2.1.1.3. Trình độ phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Bình.

    2.1.2. Thực trạng nghèo đói ở tỉnh Quảng Bình.

    2.1.2.1. Đói nghèo ở Quảng Bình.

    2.1.2.2. Những đặc điểm chủ yếu của các hộ nghèo đói ở Tỉnh.

    2.1.2.3. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói.

    2.2. Hoạt động xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình.

    2.2.2. Các hình thức xoá đói giảm nghèo ở Quảng Bình.

    2.2.2.1. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn xây dựng chương trình mục tiêu:

    2.2.2.2. Đầu tư hỗ trợ người nghèo thông qua các chương trình.

    2.2.2.3. Hỗ trợ vật chất đột xuất cho người nghèo những lúc khó khăn.

    2.2.2.4. Hoạt động hỗ trợ của ngân hàng phục vụ người nghèo và các tổ chức đoàn thể khác.

    2.2.3. Đánh giá những kết quả đạt được và các vấn đề đặt ra trong công tác xoá đói giảm nghèo ở Quảng Bình.

    2.2.3.1. Những kết quả đạt được.

    2.2.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết trong công tác xoá đói giảm nghèo ở Quảng Bình.

    CHƯƠNG 3:

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

    3.1. Định hướng, mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở Quảng Bình.

    3.1.1. Những quan điểm về xoá đói giảm nghèo.

    3.1.2. Mục tiêu tổng quát của chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo.

    3.1.3. Mục tiêu cụ thể về xoá đói giảm nghèo của tỉnh Quảng Bình.

    3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình.

    3.2.1. Phát triển nông nghiệp và nông thôn.

    3.2.1.1. Về công tác qui hoạch và định hướng phát triển cho từng vùng và tiểu vùng sinh thái.

    3.2.1.2. Các biện pháp tăng năng suất đất canh tác nông nghiệp.

    3.2.1.3. Đa dạng hoá thu nhập ở nông thôn.

    3.2.1.4. Về xây dựng kết cấu hạ tầng:3.2.2. Phát triển con người và xã hội thông qua phát triển các dịch vụ xã hội và mạng lưới bảo trợ xã hội cho người nghèo. 3.2.2.1. Coi trọng sự nghiệp phát triển giáo dục.

    3.2.2.2. Tạo ra sự công bằng trong giáo dục và các chương trình chính sách ưu tiên về dịch vụ giáo dục cho người nghèo, nâng cao khả năng tiếp cận của người nghèo tới vấn đề giáo dục.

    3.2.2.3. Tăng cường chất lượng hệ thống dịch vụ Y tế phục vụ cho người nghèo.

    3.2.2.4. Thực hiện tốt chương trình phát triển dân số và kế hoạch hoá gia đình, giảm tốc độ tăng dân số của tỉnh.

    3.2.3. Một vài giải pháp về quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước trong xoá đói giảm nghèo ở Quảng Bình.

    3.2.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động đạt hiệu quả cao. Bao gồm hoàn thiện các điều luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

    3.2.3.2. Nâng cao hiệu quả của các chính sách trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nghèo, thông qua các kênh như: quĩ tín dụng địa phương, ngân hàng người nghèo để người nông dân dễ tiếp cận với nguồn vốn.

    3.2.3.3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại và có hiệu quả.

    3.2.3.4. Thúc đẩy quá trình hình thành đồng bộ hệ thống thị trường kể cả thị trường các yếu tố sản xuất và thị trường hàng tiêu dùng, đặc biệt là thị trường đầu ra đối với hàng nông sản, thương mại hoá nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ nông dân về thông tin, thị trường vv .

    3.2.3.5. Xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư hơn nữa cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, thu hút các nguồn vốn trong nước, quốc tế trong hoạt động xoá đói giảm nghèo.

    KẾT LUẬN

    TÀI LIỆU THAM KHẢO



    LỜI MỞ ĐẦU



    1. Tính cấp thiết của đề tài.

    Hiện nay, xoá đói giảm nghèo được mọi quốc gia trên thế giới coi như một yêu cầu, đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức, xã hội, văn hoá, kinh tế chính trị. Bởi vì đói nghèo không những là lực cản lớn nhất của sự phát triển mà nó còn gây nên sự tàn phá ghê gớm về đạo đức tinh thần, làm thiếu an toàn xã hội, làm suy kiệt kinh tế và làm suy sụp về chính trị, phương hại đến an ninh.

    Đối với Việt nam trong giai đoạn hiện nay, xoá đói giảm nghèo là một trọng trách lớn của toàn Đảng, toàn dân. Đảng, chính phủ, nhân dân Việt nam cùng nhiều tổ chức trong nước và quốc tế tại Việt nam đang cùng nhau tìm kiếm những giải pháp tiếp cận để giảm tỷ lệ nghèo đói, đặc biệt là ở các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng sâu, vùng xa.

    Việt nam có tổng dân số khoảng trên 76 triệu người thuộc 54 dân tộc khác nhau. Gần 80 % dân số làm nông nghiệp tại các vùng nông thôn và vùng dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa nơi tập trung hầu hết các hộ nghèo đói.

    Trong thời gian vừa qua, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, cùng với sự trợ giúp của các tổ chức trong nước và quốc tế trong hoạt động xoá đói giảm nghèo. Việt nam đã thu được những kết quả bước đầu rất khả quan thể hiện ở tăng mức chi tiêu bình quân trên đầu người. Số người có chi tiêu trên đầu người thấp hơn mức nghèo đói đã giảm mạnh từ 58 % năm 1993 xuống 37 % năm 1998. Số người sống dưới “ ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm” đã giảm từ 25 % xuống còn 15 % (theo ngưỡng nghèo năm 1993, đã có sự điều chỉnh về giá cả).

    Thực tế trên cho thấy rằng, chính sách xoá đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước có nhiều ưu việt. Song, việc triển khai thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo đến các vùng khó khăn vẫn còn nhiều lúng túng, bất cập và thiếu đồng bộ. Nhiều cán bộ được giao triển khai các chính sách của chính phủ đến các vùng khó khăn còn yếu về năng lực, thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về tính ưu việt của chính sách nên một số cán bộ đã thiếu đi cách nhìn khách quan và những kỹ năng tiếp cận với người nghèo, vùng nghèo, dẫn đến hiệu quả một số chương trình xoá đói giảm nghèo không cao.

    Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu: “ Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình thực trạng và giải pháp” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế chuyên ngành kinh tế chính trị xã hội chủ nghĩa.

    2. Tình hình nghiên cứu:

    Xoá đói giảm nghèo là vấn đề các quốc gia đều quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế. Đối với Việt nam cũng vậy, mục tiêu xoá đói giảm nghèo đã được đặt ra từ lâu, tuy nhiên để công tác xoá đói giảm nghèo mang lại hiệu quả đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc về thực trạng nghèo đói ở Việt nam trên cơ sở đó đề ra các biện pháp để thực hiện. Trong thời gian vừa qua cũng có khá nhiều bài viết nghiên cứu về vấn đề này như: Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Văn Thiều, đói nghèo ở Việt Nam Nxb Bộ LĐTBXH Hà nội 1993; các báo cáo tại cuộc toạ đàm về chuẩn nghèo đói ở Việt nam tại Hà nội tổ chức ngày 15-16/2/2000 của các tác giả: Nguyễn Phong, tổng cục Thống kê, của Vali Jamal - Đại diện của tổ chức Lao động quốc tế, của đại diện ngân hàng thế giới (WB) và một số bài báo đã đăng tải ở Các tạp chí vv . các báo cáo, công trình trên đều có những đề cập khác nhau về chuẩn nghèo đói, nguyên nhân gây ra nghèo đói, ngưỡng nghèo đói và các kinh nghiệm tổng kết về công tác xoá đói giảm nghèo ở các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu về thực trạng đói nghèo và các biện pháp xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình, các tác giả còn rất ít đề cập. Xuất phát từ yêu cầu bức xúc đó, tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài trên nhằm góp phần vào việc đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình.


    3. Mục đích nghiên cứu:

    Làm rõ các nguyên nhân gây ra nghèo đói và thực trạng về nghèo đói ở tỉnh Quảng Bình từ đó đề ra các giải pháp nhằm xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    Nghiên cứu thực trạng về nghèo đói ở Việt nam, đi sâu tìm hiểu thực trạng nghèo đói ở tỉnh Quảng Bình, các nguyên nhân sâu xa dẫn đến nghèo đói ở tỉnh Quảng Bình.

    5. Phương pháp nghiên cứu:

    Đề tài vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh vv .

    6. Đóng góp của đề tài:

    - Phân tích rõ được về thực trạng nghèo đói ở tỉnh Quảng Bình.

    - Phân tích làm rõ những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói tại tỉnh Quảng Bình.

    - Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xoá đói, giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình.

    7. Kết cấu của luận văn:

    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương theo chi tiết dưới đây:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...