Luận Văn Xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:

    XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở LÀO CAI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

    Lời Mở Đầu



    Cách thông thường và đã được các nước đang phát triển và WB sử dụng là dựa vào kết quả các cuộc điều tra về thu nhập (chi tiuêu) của hộ gia đình (phương pháp thống kê). Những người đang sống trong nghèo khổ tuyệt đối là những người mà 4/5 chi tiêu của họ là dành cho nhu cầu về ăn mà chủ yếu là lương thực và một chút ít thực phẩm (thịt hoặc cá); tất cả đều thiếu dinh dưỡng; chỉ khoảng 1/3 số người lớn biết chữ; và tuổi thọ trung bình của họ vào khoảng 40 năm.



    Một cách tiếp cận khác cũng thường được sử dụng để xem xét nghèo đói là chia dân cư thành các nhóm khác nhau (theo 5 nhóm). Nhóm 1/5 nghèo nhất là 20% dân số, những người sống trong các hộ gia đình có mức thu nhập (chi tiêu) thấp nhất.



    Dựa trên cách tiếp cận định nghĩa sự nghèo khổ nói trên, thước đo sử dụng phổ biến hiện nay để đánh giá nghèo khổ về thu nhập là đếm số người sống dưới chuẩn nghèo. Gọi là “chỉ số đếm đầu người” (HC – Headcount index).

    Từ đó xác định tỷ lệ nghèo (tỷ lệ đếm đầu – HCR). Tỷ lệ nghèo được tính bằng tỷ lệ phần trăm của dân số. Việc sử dụng chỉ số này là cần thiết để đánh giá tình trạng nghèo và những thành công trong mục tiêu giảm nghèo của quốc gia và thế giới .



    Để phản ánh được tính chất gay gắt của nghèo đói và để có chính sách cần thiết hữu hiệu nhằm giảm nghèo cho mọi đối tượng là người nghèo, các nhà kinh tế đã dây dựng chỉ số: “ khoảng cách nghèo”. Khoảng cách nghèo là phần chênh lệch giữa mức chi tiêu của người nghèo so với ngưỡng nghèo, tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo. Khi so sánh các nhóm dân cư trong một nước, khoảng cách nghèo cho biết tính chất và mức độ của nghèo khổ khác nhau giữa các nhóm.





    MỤC LỤC



    LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

    PHẦN I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÓI NGHÈO 2

    I/ Nghèo khổ về thu nhập 2

    II/ Nghèo khổ của con người (nghèo khổ tổng hợp) 3

    1. Khái niệm 3

    2. Chỉ số đánh giá 3

    III/ Đặc trưng của người nghèo và chiến lược xoá đói giảm nghèo 3

    1. Đặc trưng của người nghèo 3

    2. Chiến lược xoá đói giảm nghèo 4

    3. Chỉ số đánh giá thành công trong giảm nghèo 4



    PHẦN II - THỰC TRẠNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH LÀO CAI. 5

    I/ Tổng quan chung về Lào Cai 5

    1. Vị trí địa lý 5

    2. Dân số - dân tộc 5

    3. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai 6

    II/ Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai 7

    1. Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở Lào Cai 7

    a) Thực trạng nghèo đói ở Lào Cai 7

    b) Nguyên nhân nghèo đói 9

    2. Các chính sách xoá đói giảm nghèo đã và đang được thực hiện ở tỉnh Lào Cai 10

    a) Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo 10

    b) Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2006-2010 12

    c) Chương trìng 135 giai đoạn 1, 2 14

    d) Chương trình 134 22

    III/ Đánh giá chung về xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai 29

    1. Kết quả đã đạt được 29

    2. Những tồn tại khó khăn 30

    3. Bài học kinh nghiệm 31



    PHẦN III - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 33

    I/ Định hướng và mục tiêu xoá đói giảm nghèo đến năm 2020 33

    1. Định hướng xoá đói giảm nghèo ở lào Cai đến năm 2020: 33

    2. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai đến năm 2020: 34

    II/ Giải pháp tăng cường xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai đến năm 2020 34

    1. Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 34

    2. Thúc đẩy phát triển thành phần kinh tế tư nhân ở Lào Cai 39

    3. Thúc đẩy thương mại cửa khẩu 40

    4. Ngoài ra còn các giải pháp khác như 42

    5. Bên cạnh đó tỉnh Lào Cai còn cho tiến hành thực hiện rất nhiều chiến lược để phối hợp và hỗ trợ cho công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh, vi dụ như 42



    PHẦN IV - ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 43

    I/ Về quy hoạch 43

    II/ Về cơ chế, chính sách 43

    III/ Về đầu tư cơ sở hạ tầng 43

    IV/ Về huy động và đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở miền núi 43
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...