Luận Văn Xí nghiệp liên hợp vận tải biển pha sông

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: XÍ NGHIỆP LIÊN HỢP VẬN TẢI BIỂN PHA SÔNG1.1- Lịch sử hình thành và phát triển

    XNLH Vận tải biển pha sông (sau đây gọi tắt là XNLH) được thành lập theo Nghị định 274/HĐBT, ngày 04.12.1985 của Hội đồng Bộ trưởng với nhiệm vụ vận tải hàng hoá trên tuyến biển, sông từ đồng bằng sông Cửu Long đến đồng bằng sông Hồng và được Bộ Giao thông Vận tải xếp hạng XNLH là doanh nghiệp loại I (theo Quyết định số 2527/QĐ/TCCB, ngày 09.12.1985). Là doanh nghiệp hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản riêng ở Ngân hàng. Năm 1993, thực hiện chủ trương xắp xếp lại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của Nhà nước. XNLH được Bộ Giao thông Vận tải thành lập lại theo Quyết định số 1086/QĐ/TCCB-TL, ngày 01/6/1993. Mô hình thành lập XNLH Vận tải biển pha sông lúc ban đầu là thử nghiệm Đề tài nghiên cứu khoa học vận tải biển pha sông, một hình thức vận tải từ kho đến kho (door to door) mới. Theo đó, các tàu Biển pha sông (loại tàu vừa chạy ven biển, vừa chạy được trong các sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Cửu long) sẽ chuyên chở hàng hoá từ các cảng thuộc đồng bằng sông Cửu Long đến thẳng các cảng thuộc đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Để thực hiện nhiệm vụ chính trị khai thông tuyến vận chuyển bằng tàu Biển pha sông từ đồng bằng sông Cửu Long ra Hà Nội này, XNLH đã được Bộ Giao thông Vận tải cụ thể hoá nhiệm vụ và quy định Bộ máy quản lý, cơ cấu tổ chức sản xuất-kinh doanh tại Quyết định số 1581/QĐ-TCCB, ngày 06.9.1985 như sau:

    - Nhiệm vụ:

    *. Vận chuyển hàng hoá (lương thực, vật tư thiết bị nông nghiệp, bách hoá, vật liệu xây dựng, .) từ đồng bằng sông Cửu Long đi đồng bằng sông Hồng; vận chuyển sang Cămpuchia và theo chiều ngược lại bằng tàu Biển pha sông.

    *. Vận chuyển than và các hàng hoá khác từ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng đi Thanh Hoá - Nghệ Tĩnh - Bình Trị Thiên, vận chuyển gỗ và hàng hoá khác theo chiều ngược lại bằng sà lan biển.

    *. Lai dắt tàu LASH và vận chuyển hàng nặng trên các tuyến sông thuộc đồng bằng Bắc bộ.

    *. Làm đại lý hàng Bắc - Nam, được vận chuyển bằng phương tiện Biển pha sông.

    *. Tổ chức khai thác các Cảng thuộc XNLH.

    *. Chủ động hợp tác liên doanh với các đội tàu vận tải sông pha biển của các địa phương để khai thác hết năng lực vận tải Biển pha sông của Bộ.

    - Bộ máy quản lý:

    *. Lãnh đạo 04 người (Tổng giám đốc 01 người; Phó Tổng giám đốc 03 người).

    *. Các phòng, ban nghiệp vụ: 40 người.

    -) Phòng Kế hoạch thống kê;
    -) Phòng Tài vụ kế toán;
    -) Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động tiền lương;
    -) Trung tâm điều độ vận tải;
    -) Phòng quản lý tàu;
    -) Phòng Kỹ thuật vật tư thiết bị;
    -) Phòng hành chính quản trị.

    - Cơ cấu tổ chức sản xuất - kinh doanh:

    Với những nhiệm vụ chính như nêu ở trên và để phục vụ hoạt động của đội tàu biển pha sông. XNLH có các đơn vị trực thuộc hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế nội bộ. Làm nhiệm vụ cung ứng vật tư, thiết bị, nhiên liệu, dịch vụ đầu bến, . cho đội tàu và kinh doanh bốc xếp, cho thuê kho, bãi như:

    -) Xí nghiệp Lai dắt tàu LASH và tàu hoa tiêu;
    -) Cảng Nam định;
    -) Cảng Khuyến lương;
    -) Ban Quản lý công trình;
    -) Xí nghiệp Cung ứng Vật tư - Kỹ thuật;
    -) Xí nghiệp Dịch vụ vận tải;
    -) Trung tâm Thông tin;
    -) Xí nghiệp Trục vớt cứu hộ.

    Và các Văn phòng đại diện tại khu vực miền Trung (Đại diện Nha trang), miền Nam ( Đại diện T.P Hồ Chí Minh) và khu vực Hải Phòng (Đại diện Hải Phòng).

    Thời kỳ đầu thành lập (khoảng những năm 1985 đến 1988), XNLH tập trung khai thác đội tàu Biển pha sông do các Nhà máy đóng tàu trong nước thiết kế và sản xuất, có trọng tải từ 400DWT đến 1000DWT để vận chuyển gạo từ đồng bằng sông Cửu Long ra Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Từ những năm 1988 đến 1992, XNLH tham gia liên doanh VIETSOVLIGHTER, tăng cường và mở rộng thị trường vận tải bằng sà lan LASH. Hàng hoá nhập khẩu về Việt Nam hoặc xuất khẩu từ Việt Nam bằng đường biển thông qua sà lan LASH đều do Liên doanh thực hiện và giao cho XNLH đảm nhận công đoạn lai dắt sà lan LASH đến các cảng sông và ngược lại. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của XNLH trong giai đoạn này, XNLH đã được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận, quyết định sát nhập 02 đơn vị thành phần là Xí nghiệp Lai dắt tàu LASH & tàu hoa tiêu và Xí nghiệp Trục vớt cứu hộ thành đơn vị mới là “ Xí nghiệp LASH - Cứu hộ “. Sau năm 1991, Liên Xô (cũ) tan rã, hàng nhập khẩu về Việt Nam (thuộc hàng viện trợ và hàng hoá trao đổi giữa các nước XHCN) bằng sà lan LASH không còn nữa, thêm vào đó là việc Nhà nước Việt Nam xoá bỏ nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường. Với những thay đổi về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Kinh tế. Nhiệm vụ chính trị của XNLH dần không còn nữa, XNLH chuyển hoàn toàn hoạt động sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường.

    Trong những năm1985 đến 1993, các đơn vị dịch vụ làm ăn có hiệu quả, công việc ổn định do hoạt động theo kế hoạch sản xuất của XNLH. Nay chuyển sang cơ chế thị trường với tính cạnh tranh mạnh mẽ và những đòi hỏi năng động hơn. Hoạt động của các đơn vị dịch vụ từ chỗ chỉ làm nhiệm vụ cung ứng, dịch vụ vật tư, thiết vị cho đội tàu mang tính thụ động không thích hợp với cơ chế mới. Dẫn đến việc làm không có, đời sống cán bộ công nhân viên mất ổn định. Năm 1994, Bộ Giao thông Vận tải, XNLH phải có Quyết định sát nhập Xí nghiệp Cung ứng vật tư - kỹ thuật và Xí nghiệp Dịch vụ vận tải thành “ Xí nghiệp Cung ứng và Dịch vụ vận tải “ và giải thể Văn phòng đại diện tại Nha trang.
     
Đang tải...