Báo Cáo XHH098 - Vị trí vai trò của gia đình trong xã hội xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐÂU


    1. Lý do chọn đề tài.


    Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khoá VIII) đã đặt vấn đề gia đình ở một tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng văn hó và phát triển về mọi mặt của đất nước. Vấn đề đặt ra là phải tạo ra đời sống lành mạnh ở các đơn vị cơ sở, đầu tiên là gia đình, giữ gìn và phát huy những đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam, coi trọng xây dựng gia đình văn hoá và xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

    Gần đây, gia đình không chỉ nổi lên như một vấn đề quan trọng và câp thiết của riêng Việt Nam mà còn là vấn đề đang được đặt ra với các dân tộc trên toàn thế giới.

    Loài người đã từ giã thế kỷ XX để bước vào thế kỷ XXI. Vấn đề gia đình ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và phức tạp. Ở mọi nơi, mọi lúc, gia đình đều chứng tỏ sức mạnh của nó. Nó có thể xây dựng và cũng có thể phá hoại. Nó đem lại hạnh phúc cho con người và cũng như gieo rắc những điều bất hạnh. Không lúc nào bằng lúc này, vấn đề gia đình được đặt ra với một ý nghĩa phổ quát ở cả phương Đông và phương Tây. Nó không chỉ mang tính cấp thiết của hiện tại mà còn gắn liền với quá khứ và góp phần quyết định đối với tương lai.

    Lịch sử công nghiệp hoá, hiện đại hóa của các dân tộc đều gắn liền với những biến đổi sâu sắc của gia dình, đều chịu sự tác động kìm hãm hay thúc đẩy, tiến bộ hay bảo thủ của gia đình.

    Việt Nam là một nước chậm tiến đang đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hóa với đầy rẫy những khó khăn. Tuy nhiên Việt Nam cũng có những thuận lợi to lớn là với sự nỗ lực và sáng tạo, Việt Nam có thể tránh được những sai lầm của người đi trước và xử lý vấn đề gia đình một cách khoa học, hợp lý, phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gạt bỏ được những nhân tố lạc hậu để gia đình Việt Nam trở thành nhân tố tích cực cho công nghiệp hoá, hiện đại hóa vừa thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc, vừa phù hợp với xu hướng tiến bộ của nhân loại.

    Gia đình Việt Nam là một vấn đề khoa học. Bước đầu chỉ nên tập trung vào một số vấn đề cơ bản và cấp thiết chung quanh mối quan hệ giữa gia đình và văn hoá.

    Đề tài: Vị trí vai trò của gia đình trong xã hội xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay


    2. Tình hình nghiên cứu đề tài.

    Đề tài gia đình từ xưa đến nay không phải là một vấn đề mới mẻ, nó đã thu hút được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn: xã hội học quan tâm đến gia đình như một thiết chế xã hôị, một nhóm tâm lý xã hội đặc thù, kinh tế học quan tâm đến gia đình như một đơn vị kinh tế, đơn vị tiêu dùng, dân số học lại quan tâm đến gia đình trong việc tái sản xuất ra con người.

    Đề cấp đến vấn đề gia đình này, có rất nhiều tác phẩm đáng lưu ý là các tác phẩm sau:

    - “Gia đình Việt Nam hiện nay” - Lê Thi.

    - “Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội học” - Lê Ngọc Văn.

    - “Mác-Ăngghen tuyển tập”.

    - “Lênin toàn tập”.

    - “Luật hôn nhân gia đình”.

    - “Văn kiện đại hội V”.

    Các tác phẩm cũng như văn kiện trên đã đề cập đến vấn đề gia đình ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Trong giới hạn phạm vi cho phép bài viết này đi sâu vào vị trí và chức nang của gia đình trong xã hội, từ đó đưa ra các giải pháp xây dựng gia đình ngày nay.

    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:

    Mục đích: Bài viết này nhằm làm sáng rõ vị trí và chức năgn vô cùng quan trọng của gia đình trong xã hội, để từ đó xác định được mục tiêu và đề ra được các giải pháp xây dựng gia đình. Thực hiện được điều đó là góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước trong việc bồi dưỡng tài năng cho đất nước, gây dựng đội ngũ lao động có nhân cách, có trí tuệ từ đó hướng đất nước đến gần nhất mục tiêu của mình.

    Nhiệm vụ: Từ mục đích nghiên cứu đề tài như trên đưa đến những nhiệm vụ cụ thể như sau:

    - Làm sáng rõ khái niệm gia đình.

    - Thấy được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

    - Tìm hiểu các hình thức gia đình trong lịch sử.

    - Nhận thức được mối quan hệ hữu cơ giữa gia đình và xã hội.

    - Chỉ rõ chức năng của gia đình đối với xã hội.

    - Tìm hiểu thực trạng xã hội Việt Nam truyền thống hiện đại, từ đó đề ra các mục tiêu, giải pháp xây dựng gia đình.


    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

    Đối tượng: Vị trí và chức năng của gia đình trong xã hội.

    Xây dựng gia đình Việt Nam ngày nay.

    Phạm vi: Chỉ nghiên cứu gia đình Việt Nam hiện nay mà thôi.

    5. Phương pháp nghiên cứu:

    Bài viết này dựa trên cơ sở lí luận sự kết hợp giữa lí luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề gia đình.

    Trong bài viết này, tôi đã sử dụng kết hợp phương pháp quy nạp - diễn dịch, tổng hợp những tài liệu đã đọc cùng với phương pháp logic - lịch sử, phương pháp luận macxit.

    6. Kết cấu bài viết bao gồm các phần sau:

    A. Phần mở đầu

    B. Phần nội dung chính: gồm có 2 chương.

    Chương 1: Gia đình và các hình thức gia đình trong lịch sử.

    Chương 2: Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay.

    C. Phần kết luận.

    Tài liệu tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...