Báo Cáo XHH092 - Một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    ​ Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, “bị” quốc tế đánh giá là một trong những nước nghèo nhất thế giới.

    Mặc dù những năm cuối của thế kỷ XX, đặc biệt dưới tác động của công cuộc đổi mới hơn một thập niên trở lại đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển đáng mừng với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm tương đối cao (6-7%, đứng thứ hai sau Trung Quốc), đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Nhưng do xuất phát điểm quá thấp, vốn là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, cộng với điều kiện tự nhiên ít thuận lợi, thiên tai thường xuyên xảy ra, hơn nữa trong lịch sử phát triển của đất nước, dân tộc ta luôn phải chống giặc ngoại xâm, đặc biệt là các cường quốc hùng mạnh như Pháp, Mỹ, đã gây tổn thất rất lớn, kéo sự phát triển của nước ta lùi lại hàng thế kỷ. Do vậy tới nay, bộ mặt kinh tế-xã hội của nước ta chưa được mấy sáng sủa, tỷ lệ đói nghèo còn cao (đến 7/1998, theo Tổng cục thống kê, cả nước còn 17,4% hộ đói nghèo, nhưng theo tính toán của Ngân hàng thế giới(WB) thì con số đó còn cao hơn nhiều). Mặt khác, đến nay vẫn còn 80% dân số và trên 70% lực lượng lao động của cả nước sống ở khu vực nông thôn và như vậy, vấn đề nguồn nhân lực, vật lực, tiềm năng đất đai, điều kiện tự nhiên nước ta gắn với vùng nông thôn rộng lớn. Tuy nhiên, chúng ta chưa chú trọng đầu tư phát triển một cách thoả đáng đối với khu vực nông thôn dẫn tới sự phát triển không đồng đều giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng. Kết quả tất yếu là số hộ đói nghèo tập trung phần lớn ở địa bàn nông thôn (trên dưới 90%), và con số ấy càng cao hơn đối với địa bàn nông thôn miền núi, trong đó cao nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc (xem phụ lục 1).

    Cái đói cái nghèo phản ánh từ những cái cụ thể nhất là miếng cơm manh áo. Khi mà những nhu cầu cơ bản của con người chưa được đáp ứng thì họ, những con người “một nắng hai sương” ấy không thể lo nghĩ về vấn đề lớn những lao hơn, đó là góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ta tươi đẹp hơn, giàu mạnh hơn. Nói theo khía cạnh khác, muốn đất nước ta phát triển, tăng trưởng bền vững, vấn đề thứ nhất là xoá đói giảm nghèo. Một chính trị gia đã nói: “Sự nghèo đói, dối nát, bệnh tật của một quốc gia còn tệ hại hơn cả nỗi nhục mất chủ quyền”, và trên thế giới này, không ai lại muốn sống trong “sự sỉ nhục”. Chính vì vậy, nhân dân Việt Nam, những người con cháu Lạc Hồng, đã, đang và sẽ ngày một quyết tâm hơn phấn đấu xây dựng một đất nước giàu mạnh, “xã hội chủ nghĩa”, có khả năng sánh vai với các cường quốc năm châu như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Xoá đói giảm nghèo không những là một chủ trương sâu rộng của Đảng và nhà nước mà còn là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp, nên nội dung trong chuyên đề này không thể đề cập được hết những vấn đề đặt ra. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này và trên tinh thần thực sự cầu thị, em rất mong nhận được sự đánh giá, phê bình của các thầy cô.


    Đề tài: Một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...