Luận Văn XHH087 - Phân tích thực trạng đói nghèo ở thành phố Yên Bái - Nhận xét và đánh giá

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Trong lịch sử của xã hội loài người, đặc biệt từ khi có giai cấp đến nay, vấn đề phân biệt giàu nghèo đã xuất hiện và đang tồn tại như một thách thức lớn đối với phát triển bền vững của từng quốc gia, từng khu vực và toàn bộ nền văn minh hiện đại.

    Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển không đều, làm sâu sắc thêm sự phân hoá giữa các tầng lớp dân cư trong một quốc gia, giữa các quốc gia và châu lục.Khoảng cách về mức thu nhập của người nghèo so với người giàu ngày càng có xu hướng rộng ra đang là một vấn đề có tính toàn cầu. Tuy vậy, việc nhận thức, cách tiếp cận và phương thức giải quyết vấn đề nghèo đói đang có nhiều khác biệt giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ.

    Ở Việt Nam, vấn đề giải quyết nghèo đói đã được đặt ra là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã được bắt đầu ngay từ khi xuất hiện xu hướng phân hoá trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Chính phủ Việt Nam đã có các chương trình quốc gia có quy mô về xoá đói, giảm nghèo đồng thời đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác xoá đói giảm nghèo (XĐGN), bước đầu rút ra được một số bài học kinh nghiệm bổ ích trong hoạch định chính sách cũng như chỉ đạo thực tiễn. XĐGN đã được coi là nhiệm vụ thường xuyên ở từng địa phương trong suốt quá trình đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, vì phát triển kinh tế phải đi đôi với XĐGN. Nếu mục tiêu XĐGN không được giải quyết thì các mục tiêu tăng trưởng kinh tế ổn định xã hội cũng không được thực hiện vì nó đã kìm hãm mọi sự phát triển trong xã hội.

    Đảng và Nhà nước ta xác định, xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm mục tiêu " Dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh. " trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế đã có sự tăng trưởng, phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người và nông thôn vẫn còn một bộ phận dân cư đang phải sống trong cảnh đói nghèo.Vì vậy, phải thực hiện "chương trình XĐGN' 'để có những giải pháp tác động trực tiếp đến người nghèo, giúp họ có điều kiện tự vươn lên để XĐGN.

    Yên Bái là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía bắc. Nền kinh tế còn chậm phát triển, các tiềm năng chưa được khai thác và đầu tư một cách hợp lý. Do đó đời sống của nhân dân chưa được nâng cao và cải thiện. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Để ngăn chặn tình trạng này nhằm đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế nên và cải thiện đời sống của người dân đòi hỏi phải có đầu tư hợp lý và sự tham gia đồng bộ của các ban ngành và chính quyền địa phương.

    Cuộc đấu tranh chống nghèo đói đang ngày được chú trọng và trở thành vấn đề của mọi quốc gia, nhưng cho đến nay các quan niệm về nghèo đói, cũng như cách giải quyết, lưa chọn biện pháp XĐGN cũng rất khác nhau.

    Đề tài: Phân tích thực trạng đói nghèo ở thành phố Yên Bái - Nhận xét và đánh giá


    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    2.1. Mục đích nghiên cứu


    Mục đích của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề chung về công tác XĐGN, vị trí của công tác XĐGN trong đời sống xã hội để đưa ra được những nội dung, phương hướng giải quyết cụ thể để cho công tác XĐGN của thành phố Yên Bái đạt được hiệu quả cao và đến với được từng đối tượng cần trợ giúp trong những năm tiếp theo.

    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

    Để đạt được mục đích trên, thì đề tài giải quyết một số nhiệm vụ sau:

    Thứ nhất: Tìm hiểu và làm rõ thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở thành phố Yên Bái.

    Thứ hai: Làm rõ nội dung các chương trình, dự án trợ giúp cho người nghèo và mối quan hệ giữa các chương trình, dự án.

    Thứ ba: Công tác xoá đói giảm nghèo ở thành phố Yên Bái cùng với sự tham gia của các chủ thể.

    Thứ tư : Những nhận xét, đánh giá về công tác XĐGN ở thành phố Yên Bái giai đoạn 2001- 2005 và đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm đảm bảo cho công tác XĐGN, được đi sâu, đi sát với cuộc sống của hộ gia đình cần sự hỗ trợ và đạt được hiệu quả cao, góp phần vào công tác XĐGN của cả nước.


    3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu

    3.1. Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng đói nghèo ở thành phố Yên Bái

    3.2. Phạm vị nghiên cứu: Đề tài không trình bày toàn bộ thực trạng nghèo đói ở thành phố Yên Bái mà chỉ tập trung vào phân tích thực trạng đói nghèo ở thành phố và các biện pháp thực hiện ở cơ sở cùng với sự tham gia của các chủ thể.


    4. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài được triển khai nghiên cứu và trình bày dựa trên một số môn học như: Triết học Mác – Lê Nin, Kinh tế lao động, phân tích lao động xã hội, dân số phát triển, quản trị nhân lực được dùng làm cơ sở lý luận. Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác là: Phân tích tổng hợp, nghiên cứu tài liệu, gắn lý luận vói thực tiễn trong quá trình nghiên cứu.



    5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

    5.1. Ý nghĩa lý luận


    Trên cở sở đề tài đã nghiên cứu về thực trạng nghèo đói ỏ thành phố Yên Bái cùng với các chương trình, chính sách, dự án đã có thì đề tài sẽ góp phần giúp cho quá trình tham khảo tài liệu của các sinh viên khoá sau.

    5.2. Ý nghĩa thực tiễn

    Qua việc đưa ra những nhận xét và đánh giá của báo cáo khi đã nghiên cứu thực tế tại địa phương, hy vọng sẽ bỗ xung những thiếu xót vào công tác XĐGN ở địa bàn và đạt được hiệu quả cao vào các năm sau.


    6. Kết cấu của đề tài

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tham khảo đề tài gồm 3 chương:

    Chương I: Đói nghèo và sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo.

    Chương II: Phân tích thực trạng xoá đói giảm nghèo ở thành phố Yên Bái

    Chương III: Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo ở thành phố Yên Bái
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...