Báo Cáo XHH076 - Nghiên cứu thực trạng nghiện hút ở đối tượng vị thành niên (Khảo sát trên địa bàn Hà Nội)

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Ma tuý, nghiện hút luôn là vấn đề nhức nhối của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. ở Việt Nam, trong những năm qua, tỉ lệ người nghiện hút, nhất là ở các đô thị có chiều hướng gia tăng, đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội. Tỉ lệ nghiện hút cao kéo theo đó là các vấn nạn xã hội khác cũng phát sinh như: trộm cắp, nghèo đói, các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS Nhất là ở nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH, tăng trưởng kinh tế ở mức cao, đời sống của nhân dân duoc nang cao, thì nạn nghiện ma tuý là một cản trở đối với sự phát triển toàn diện của một đất nước nói chung và một thành phố nói riêng.

    Xuất phát từ thực trạng đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực trạng sử dụng của đối tượng vị thành niên trên địa bàn Hà Nội trong năm 1998 với mục đích đem lại những thông tin giúp các bạn nắm rõ hơn về tình hình nghiện hút ở Hà Nội; đồng thời hy vọng có thể đem lại thêm một số kiến thức về tác hại và hậu quả của ma tuý đối với mỗi cá nhân nói riêng và xã hội nói chung.

    Đề tài: Nghiên cứu thực trạng nghiện hút ở đối tượng vị thành niên (Khảo sát trên địa bàn Hà Nội)


    2. Ý nghĩa Khoa học và ý nghĩa thực tiễn

    * Ý nghĩa khoa học:

    - Từ góc độ tiếp cận của xã hội học tội phạm, pháp luật và hành vi lệch chuẩn về tình trạng thực tế của người sử dụng ma tuý, những kết quả thu được sẽ góp phần làm sáng tỏ bản chất của hành vi mang tính lệch chuẩn của các chủ thể xã hội.

    - Việc nghiên cứu thực trạng sử dụng ma tuý ở lứa tuổi vị thành niên còn sử dụng nhiều lý luận, thuật ngữ khoa học của xã hội học đại cương và các ngành xã hội học chuyên biệt khác như xã hội học gia đình, xã hội học sức khoẻ, chính sách xã hội nhằm hoàn thiện và bổ sung thêm cho vấn đề nghiên cứu.

    - Góp phần vào hệ thống tri thức và phương pháp nghiên cứu của ngành công tác xã hội.

    * Ý nghĩa thực tiễn:

    - Đóng góp thêm tiếng nói vào việc tuyên truyền giúp mọi người và ngay cả bản thân đối tượng nghiện hút (trẻ vị thành niên) có được nhận thức đầy đủ, đúng đắn về ma tuý, về hành vi nghiện hút, tiêm chích ma tuý và hậu quả của các hành vi đó để điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực, dần dần từ bỏ “sức mạnh ma quái” của ma tuý, tái hoà nhập vào đời sống cộng đồng.

    - Trên cơ sở tìm hiểu mối tương quan giữa cá nhân người nghiện với gia đình, cộng đồng, giữa nhóm đối tượng nghiện hút với các tổ chức xã hội khác để tìm ra “sự đồng cảm xã hội” giữa cộng đồng, giúp họ tìm các mối quan hệ xã hội, các vai trò xã hội để có thể tái hoà nhập cộng đồng.

    3. Mục đích nghiên cứu

    - Tìm hiểu thực trạng nghiện hút ma tuý ở lứa tuổi vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội trong nam 1998.

    - Chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới hiện tượng su dung ma tuý ở lứa tuổi vị thành niên.

    - Đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm góp phần giảm bớt tệ nạn này trong xã hội nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp phân tích tài liệu(phân tích nội dung): tiến hành đọc và phân tích một số tài liệu nhằm thu thập thông tin cần thiết cho vấn đề nghiên cứu qua một số báo cáo của bộ công an, Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội, các báo cáo thực tập của những khoá trước, những văn bản, báo và tạp chí có liên quan đến vấn đề phòng chống ma tuý; đồng thời sử dụng số liệu do địa bàn nghiên cứu cung cấp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...