Báo Cáo XHH070 - Hiện tượng “chạy điểm” trong học đường (qua thực tế khảo sát tại trường Đại học Khoa học Xã

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài (lý do chọn đề tài)


    Cho đến thời điểm hiện tại một trong những vấn đề nổi cộm mà toàn xã hội đang quan tâm và cập nhật hàng ngày hàng giờ đó chính là hiện tượng “chạy điểm, chạy thầy” diễn ra trong học đường. Thậm chí một số vụ việc đã được công khai đưa ra ánh sáng, trở thành diễn đàn chung để tất cả công luận cùng nhìn nhận và đánh giá.

    Có thể nói rằng, “chạy điểm” là một trong những vấn đề rất thời sự nhưng cũng rất nhạy cảm. Trong những năm vừa qua, một trong những hướng phát triển của Đảng và Nhà nước ta là không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy song song với việc đó phải có một thái độ nghiêm túc trong dạy và học, trong công tác giáo dục và rèn luyện con người. Tuy nhiên, với những gì đã chứng kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua đã cảnh báo cho chúng ta thấy một thực tế đáng buồn: Hiện tượng “chạy điểm” đã và đang diễn ra rất nhiều; đặc biệt là trong các trường cao đẳng và đại học thì các hiện tượng này không phải là chuyện hiếm. Và chỉ đến khi một số sinh viên trong chúng ta dám thực sự đứng lên tố giác thì sự việc mới được xem xét và nhìn nhận lại một cách nghiêm túcl

    Thực tế đã cho thấy rằng: Hiện tượng “chạy điểm” trong sinh viên, học sinh đã dẫn đến tình trạng trông chờ, ỷ lại vào đồng tiền, “luồn cửa trước, chạy cửa sau” cốt sao cho có được bằng đẹp, chẳng cần vất vả học hành thi cử mà điểm vẫn cao như thường. Thậm chí, một bộ phận không nhỏ trong sinh viên hiện nay coi việc học hành thi cử chỉ là chuyện hình thức, miễn sao có tiền thì giải quyết được hết. Nói cách khác, hiện tượng này đã kéo theo sự xuống cấp về đạo đức cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đầu ra của sinh viên trong tương lai. Thiết nghĩ, nếu mỗi người trong chúng ta ai cũng bàng quan, buông xuôi thì hiện tượng sẽ đi đến đâu, nền giáo dục của nước nhà sẽ ra sao?

    Mặt khác, một số sinh viên nghèo không có khả năng “chạy thầy” sẽ trở nên bi quan chán nản; mặc dù họ có năng lực và trình độ, có cố gắng và phấn đấu hết mình cũng không thể bằng những sinh viên học hành chểnh mảng, mà lắm tiền nhiều của. Và chỉ trong một tương lai không xa, những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường này sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng sản xuất chính cho xã hội. Bởi vậy, để giải quyết triệt để vấn đề này không chỉ là nhiệm vụ của một cá nhân, một tổ chức cụ thể mà là trách nhiệm của toàn thể cộng đồng xã hội.

    Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi những sinh viên K50 Xã hội học với vốn kiến thức có hạn của mình, cũng xin mạnh dạn chỉ ra một số nhận thức, đánh giá của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về hiện tượng “chạy thầy”, chạy điểm” trong học đường. Thông qua đó, chúng tôi muốn đem đến một góc nhìn chân thực hơn, khách quan hơn và đầy đủ hơn về vấn đề này.Và hơn hết, chúng tôi muốn rằng hiện tượng này sẽ được sinh viên nhận thức một cách đúng đắn hơn và góp phần hỗ trợ vào việc xây dựng và phát triển Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đúng như câu nói của Bác Hồ “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.

    Đề tài: Hiện tượng “chạy điểm” trong học đường (qua thực tế khảo sát tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội)


    2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiến

    * Ý nghĩa khoa học

    Trên cơ sở những thông tin thu thập được của cuộc nghiên cứu, góp phần xây dựng cơ sở lý thuyết cho vấn đề này. Từ đó sẽ có một cái nhìn nhận chân thực hơn, khách quan hơn về hiện tượng “chạy điểm” của sinh viên trong học đường.

    * Ý nghĩa thực tiễn

    Thông qua nghiên cứu, sẽ hình thành cơ sở lý luận của vấn đề “chạy điểm” và từ đó đề ra một số định hướng, giải pháp và khuyến nghị góp phần giải quyết hiện tượng trên.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu này chỉ ra được nhận thức, thái độ và đánh giá của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về hiện tượng “chạy điểm”.

    4. Đối tượng khách thể và phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu.

    “Nhận thức thái độ đánh giá của sinh viên về hiện tượng chạy điểm”

    - Khách thể nghiên cứu.

    Sinh viên K47,K48, K49, và K50.

    - Phạm vi nghiên cứu.

    + Địa bàn nghiên cứu :Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

    + Thời gian nghiên cứu :Từ 1-3-2006 đến 15 -3- 2006.

    - Mẫu nghiên cứu.

    -Mẫu nghiên cứu: 200 sinh viên

    Trong đó, cơ cấu giới tính: nam; nữ

    + Cơ cấu theo thành phần quê quán:

    Nông thôn,

    Đô thị

    Thị xã

    Thị trấn

    Vùng cao

    + Cơ cấu theo năm học.

    + Cơ cấu theo học lực

    5. Phương pháp nghiên cứu

    * Phương pháp chọn mẫu.

    Số lượng mẫu: 200 sinh viên

    Các bước tiến hành:

    - Bước 1: Chọn ngẫu nhiên các khoa theo sơ đồ và sắp xếp lịch học của nhà trường. Cứ cách 4 lớp học chúng tôi chọn một giảng đường để phát bảng hỏi.

    - Bước 2: Chọn ngẫu nhiên 200 sinh viên ở các lớp đã chọn để phát bảng hỏi.

    - Tỷ lệ mẫu: 60% nữ ; 40% nam.

    - Đối tượng chọn: là những sinh viên có tính chất đại diện cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn .

    * Phương pháp trưng cầu ý kiến.

    Thông qua phương pháp này, đối tượng được hỏi sẽ tự điền vào bảng hỏi là họ nhận được từ điều tra viên. Nguồn thông tin ở đây là sự tổng hợp các câu trả lời từ phía người được hỏi, thể hiện quan điểm nhận thức, thái độ và đánh giá của họ.

    Trong báo cáo nghiên cứu khoa học này, nguồn thông tin thu được là toàn bộ phương án trả lời của 200 phiếu điều tra về đối tượng đã được xác định của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nguồn thông tin này giữ vai trò là tài liệu chính, chủ đạo trong quá trình phân tích báo cáo.

    Trước khi tiến hành thu thập thông tin chính thức bằng phương pháp trưng cầu ý kiến, chúng tôi đã thử tiến hành điều tra 20 bảng hỏi nhằm nắm được tình hình thực tế của vấn đề đang nghiên cứu, kiểm tra tính xác thực của đề tài, của thông tin qua các câu hỏi. Đồng thời, chúng tôi có thể hoàn thiện, bổ sung và chỉnh sửa lại bảng hỏi một cách hợp lý nhất.

    * Phương pháp phỏng vấn sâu:

    Chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp các sinh viên chính quy của trường, bao gồm tất cả các khoá học. Những nguồn thông tin thu được góp phần vào việc bổ sung, làm rõ nguồn thông tin định lượng.

    * Phương pháp phân tích tài liệu.

    Đây được xem là một trong những phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm. Chúng tôi đã tiến hành thu thập và phân tích tài liệu sau để phục vụ cho mục đích nghiên cứu:

    - Các sách báo, tạp chí chuyên ngành xã hội học.

    - Các khoá luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập của sinh viên Xã hội học.

    - Báo Điện tử: http://www.edu.net.vn. và một số trang web khác.

    - Nguồn thông tin thu được từ 200 bảng hỏi.

    6. Giả thuyết nghiên cứu

    - Chân dung của những sinh viên “chạy điểm”.

    - Sinh viên chạy điểm vì nhiều lý do gì khác nhau nhưng chủ yếu là vì học kém, lười học, nhưng muốn có điểm cao

    - Sinh viên có nhiều đánh giá về hiện tượng chạy điểm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...