Báo Cáo XHH066 - Công tác xã hội với nhóm trẻ khiếm thị (Nghiên cứu tại tỉnh hội người mù Hà Tây)

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Vì sao tôi lại chọn đề tài này? Thứ nhất, tôi muốn đến với công tác xã hội bằng cách hướng mình đến công tác xã hội (CTXH) chuyên nghiệp và thực thụ. Tuy vậy, chưa có một nghiên cứu công tác xã hội mẫu mực nào (hoặc là tôi chưa được đọc) cho tôi tham khảo cả. Với một mong muốn cá nhân đó tôi buộc phải lựa chọn nhóm đối tượng mà tôi có khả năng nhất, có điều kiện nhất để thực hiện cái gọi là CTXH chuyên nghiệp, nghĩa là thực hiện theo yêu cầu, nguyên tắc mà khoa học và nghề nghiệp công tác xã hội đặt ra. Và đó là nhóm trẻ khiếm thị mà Đội Sinh viên làm công tác xã hội cũng như tôi đã hoạt động được một thời gian tại Tỉnh hội người mù Hà Tây.
    Thứ hai, bất cứ một đề tài nào cũng xuất phát từ tình huống có vấn đề từ cuộc sống. Đề tài của tôi tất nhiên cũng vậy. Nó xuất phát từ vấn đề mà các em khiếm thị sinh hoạt tại Tỉnh Hội người mù Hà Tây đang gặp phải. Vấn đề xã hội dưới góc độ công tác xã hội của các em vừa là vấn đề của người khuyết tật, cụ thể là khiếm thị, vừa là vấn đề của trẻ em. Bởi vậy, đây là một nghiên cứu công tác xã hội mang cả đặc điểm của công tác xã hội với người khiếm thị và công tác xã hội với trẻ em. Khái quát lại vấn đề của các em, tính bức thiết mà đề tài nêu ra chính là vấn đề đáp ứng nhu cầu giao lưu, giao tiếp của các em, và qua đó góp phần định hướng cho sự hình thành nhân cách lành mạnh cho các em.
    Với hai lí do đó, tôi đã lựa chọn nghiên cứu và thực hành đối với nhóm trẻ khiếm thị và xây dựng nên báo cáo này.
    Đề tài: Công tác xã hội với nhóm trẻ khiếm thị (Nghiên cứu tại tỉnh hội người mù Hà Tây)

    2. Ý nghĩa đề tài
    - Ý nghĩa lí luận – khoa học
    Đề tài vận dụng kiến thức công tác xã hội với người khuyết tật nói chung và người khiếm thị và trẻ em nói riêng. Đây là một đề tài nghiên cứu khám phá để tạo đà cho những nghiên cứu mang tính khoa học hơn, thực thụ hơn trong các giai đoạn sau.
    - Ý nghĩa thực tiễn:
    Báo cáo không phải là một báo cáo suông. Nó vận dụng kiến thức công tác xã hội để thực hành vào trường hợp cụ thể là các em các em khiếm thị tại Tỉnh Hội Người mù Hà Tây, mang lại những tác dụng tích cực thấy rõ cho các em.

    3. Mục đích nghiên cứu
    Tăng cường năng lực giao tiếp cho các em, tăng cường khả năng tự lực cho các em trong cuộc sống.

    4. Nhân viên xã hội, hệ thống thân chủ và phạm vi nghiên cứu
    - Nhân viên xã hội (NVXH): Nguyễn Trung Kiên và các thành viên của Đội Sinh viên làm công tác xã hội.
    - Hệ thống thân chủ: gồm 13 em khiếm thị đang sinh hoạt, học tập tại Tỉnh Hội người mù Hà Tây.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Thời gian:
    Giai đoạn I: từ 10/12 đến 16/12/2007.
    Giai đoạn II: từ 1/3 đến 25/5/2008.
    + Địa điểm: tại 56 Tô Hiệu, Tỉnh Hội người mù Hà Tây, thành phố Hà Đông, Hà Tây.

    5. Phương pháp nghiên cứu
    *Phương pháp luận nghiên cứu
    - Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Marxist làm kim chỉ nam cho nghiên cứu và thực hành các phương pháp, kỹ năng đối với thân chủ.
    * Phương pháp công tác xã hội với nhóm trẻ khiếm thị:
    - Phương pháp công tác xã hội nhóm là phương pháp được sử dụng chính trong nghiên cứu này. Phương pháp công tác xã hội nhóm sử dụng mối quan hệ của nhóm trẻ khiếm thị, sử dụng chương trình sinh hoạt nhóm, bầu không khí nhóm như là công cụ để tác động vào từng đứa trẻ khiếm thị và mang lại tăng trưởng tâm lý xã hội cho các em.
    Trong 3 mô hình nhóm, chúng tôi chọn mô hình nhóm xã hội hoá nhằm giáo dục và tác động đến sự hình thành nhân cách các em.
    Chương trình sinh hoạt, chúng tôi thực hiện các hình thức sau:
    + Tổ chức các trò chơi yêu cầu nhanh trí và vận động: trò chơi “Thuyền ai, thuyền ai” – yêu cầu tìm nhanh từ chỉ một vật cùng chữ cái đầu với tên mình; trò chơi vỗ tay theo nhịp – yêu cầu vỗ tay đúng theo số lượng mà NVXH đưa ra; trò chơi
    + Tổ chức tập văn nghệ: tập bài hát “Trống cơm” với hình thức đồng ca có sự tham gia tích cực của tất cả các em. Tập kịch đưa các em vào sắm vai, thể hiện bản thân mình.
    + Thảo luận, đối thoại: người NVXH chủ động đưa ra chủ đề và yêu cầu các thành viên trong nhóm trẻ đưa ra ý kiến. Ví dụ: về ước mơ, về câu chuyện “Bó đũa” để các em đưa ra nhận xét ý nghĩa.
    - Phương pháp công tác xã hội cá nhân:
    Đồng thời với công tác xã hội nhóm thì tôi sử dụng công tác xã hội cá nhân để bổ trợ. Sử dụng công tác xã hội cá nhân nhằm mục đích tìm hiểu sâu về cá nhân của từng đứa trẻ, tâm tư, tình cảm của các em từ đó có thể giúp đỡ các em bằng chính mối quan hệ của NVXH với từng em, hay sử dụng kết hợp với sinh hoạt nhóm để đưa các em hoà nhập tốt trong môi trường nhóm và xã hội.
    Các kỹ năng được sử dụng trong phương pháp CTXH CN là kỹ năng tham vấn với các kỹ năng thực hành cụ thể như kỹ năng vấn đàm, kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp được thực hiện qua các buổi sinh hoạt nhóm, qua tiếp xúc với từng em, qua các trang viết nhật ký và qua các trang viết bằng chính chữ nổi Braille cho các em.
    * Các phương pháp thu thập thông tin:
    - Phương pháp phân tích tài liệu:
    Phân tích các trang nhật ký của các tình nguyện viên đến hoạt động vào giao lưu với các em. Mục đích nhằm tìm hiểu những cảm nhận của họ đối với từng cá nhân các em cũng như đối với nhóm các em. Qua đó tìm được sự thay đổi của các em trong quá trình giao lưu tiếp xúc với các anh chị tình nguyện viên.
    Phân tích các trang viết của các em bằng chữ nổi Braile (nếu có thể).
    - Phương pháp phỏng vấn sâu:
    Phỏng vấn sâu nhằm tìm kiếm các thông tin sâu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm lý, tính cách của các em, nhu cầu của các em.
    Phỏng vấn sâu những người liên quan và thường xuyên tiếp xúc với các em như cô giáo Tâm.
    Phỏng vấn sâu được kết hợp trong vấn đàm, tiếp xúc với từng em.
    - Phương pháp quan sát:
    Sử dụng phương pháp quan sát nhằm tìm hiểu đời sống thực của các em tại trung tâm như quan sát bữa ăn, quan sát sinh hoạt của các em, quan sát hành vi của các em trong học tập cũng như trong quá trình sinh hoạt, tiếp xúc, giao lưu với bạn bè và mọi người xung quanh.
    Sử dụng quan sát kết hợp với phương pháp hồi tưởng, quay phim, chụp ảnh để ghi chép lại các thông tin, tiến trình tâm lý xã hội của các em từng ngày.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...