Báo Cáo XHH064 - Hoạt động giải trí trong văn hoá nhóm những người dẫn nhảy trên địa bàn Hà Nội hiện nay

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Nhân cách của con người được hình thành thông qua 3 lĩnh vực: giao tiếp, hoạt động và tự ý thức, trong đó lĩnh vực hoạt động bao gồm không chỉ hoạt động lao động mà còn cả những hoạt động ngoài giờ làm việc như ăn, ngủ, tắm, giặt và đặc biệt là sự tham gia vào các hình thức vui chơi giải trí- một hoạt động không chỉ đem lại cho con người sức khỏe về tinh thần, về thể chất, mà còn giúp họ tăng thêm “vốn xã hội”. Điều này cho thấy giải trí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp con người đổi mới cuộc sống, làm gia tăng khả năng sáng tạo . và nhất là tạo nên diện mạo văn hoá cá nhân - thước đo lối sống của con người hiện đại.

    Những người dẫn nhảy là một nhóm xã hội đặc thù. Họ có văn hóa riêng của mình. Văn hóa nhóm của những người dẫn nhảy được quy định bởi đặc thù nghề nghiệp của họ và được thể hiện rõ nét ở hoạt động giải trí trong thời gian rỗi. Vì thế, tìm hiểu về hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của họ chính là một công cụ hữu hiệu giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện nhất về nhóm người dẫn nhảy. Bởi lẽ, đây là một nhóm xã hội mới xuất hiện ở nước ta trong hơn chục năm trở lại đây và trên thực tế phần lớn nhiều người trong xã hội lại chưa có một cái nhìn khách quan về nhóm người này. Những cái nhìn phiến diện vẫn tồn tại dai dẳng.

    Chúng ta đều biết, thời gian rỗi theo K.Marx phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của xã hội. Xã hội phát triển, thời gian lao động được rút ngắn thì khoảng thời gian rỗi ngày càng gia tăng. Thời gian gian rỗi gia tăng thì khoảng thời gian dành cho các hoạt động vui chơi, giải trí lại ngày càng nhiều. Vì thế có thể nói việc gia tăng thời gian rỗi chính là gia tăng các cơ hội tham gia hoạt động giải trí của con người. Đối với những người dẫn nhảy, thời gian rỗi của họ không đi theo quy luật chung này của xã hội. Do phải tham gia lao động trong lĩnh vực giải trí nên khi nhu cầu giải trí của xã hội gia tăng thì thời gian tham gia các hoạt động giải trí của họ lại phải giảm đi. Họ phải nỗ lực để hoàn thành vai trò xã hội của mình với tư cách một thành viên trong gia đình và cũng với tư cách là một công dân của xã hội. .

    Vậy trong khoảng thời gian rỗi hạn hẹp đó, nhóm những người dẫn nhảy có tận dụng được khoảng thời gian này một cách tích cực và hiệu quả không? Hoạt động giải trí nào sẽ được họ lựa chọn thường xuyên? .

    Việc nghiên cứu về hoạt động giải trí của những người dẫn nhảy là một vấn đề hết sức cấp thiết. Nó không chỉ cho chúng ta một cái nhìn về các hoạt động giải trí của một nhóm xã hội mà còn hình thành nên một cái nhìn tổng quan, toàn diện về họ- những người hiện đang rất được xã hội quan tâm. Điều này đòi hỏi phải được nhìn nhận một cách khoa học và hợp lí dưới góc độ xã hội học văn hoá. Đây cũng chính là ý tưởng gợi nên trong tôi hướng nghiên cứu đề tài: Hoạt động giải trí trong văn hoá nhóm những người dẫn nhảy trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

    Đề tài: Ảnh hưởng của công tác truyền thông đến việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình của người dân trung du miền núi


    2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

    * Ý nghĩa khoa học

    Nghiên cứu này không nhằm đưa ra những luận điểm bổ sung cho lí thuyết xã hội học mà nhằm làm sáng tỏ chúng trong những phát hiện bằng những nghiên cứu thực nghiệm của mình.

    Trên cơ sở vận dụng những tri thức khoa học vào nghiên cứu thực tiễn các lí thuyết, phương pháp, khái niệm của khoa học này có điều kiện để “va chạm” với thực tế. Từ đó, tạo cơ sở để xã hội học có thể hoàn thiện hơn về phạm trù lí luận, lí thuyết cũng như phương pháp nghiên cứu của mình.

    * Ý nghĩa thực tiễn

    Kết quả nghiên cứu góp phần giúp những người dẫn nhảy nhìn nhận được thực trạng tham gia các hoạt động giải trí của mình và từ ý nghĩa quan trọng của hoạt động giải trí đối với cuộc sống họ sẽ có những hành động tích cực hơn đối với việc tham gia các loại hình giải trí.

    Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng như những người có liên quan sẽ có những biện pháp để việc tham gia vào hoạt động giải trí của những người dẫn nhảy ngày càng phong phú hơn.

    3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

    * Đối tượng nghiên cứu

    Hoạt động giải trí trong văn hoá nhóm của người dẫn khiêu vũ

    * Khách thể và phạm vi nghiên cứu

    - Khách thể nghiên cứu

    Những người dẫn khiêu vũ trên địa bàn Hà Nội

    - Phạm vi nghiên cứu:

    Về nội dung: Nghiên cứu này chỉ giới hạn tìm hiểu: các loại hình giải trí được nhóm xã hội này sử dụng thường xuyên trong thời gian rỗi

    4. Mục tiêu nghiên cứu

    ã Tìm hiểu thực trạng hoạt động giải trí của người dẫn nhảy

    ã Chỉ ra những yếu tố tác động đến việc lựa chọn các hoạt động giải trí.

    ã Tìm ra xu hướng và đưa ra các khuyến nghị.

    5. Phương pháp nghiên cứu

    * Phương pháp phân tích tài liệu

    Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số tài liệu đó là kết quả khảo sát, các bài viết trên các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu trước, một số trang web của chính phủ .Các thông tin thu thập từ tài liệu được kế thừa, sử dụng một cách có chọn lọc và sáng tạo.

    * Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi

    Bảng hỏi được xây dựng trên cơ sở của nội dung nghiên cứu, bao gồm các câu hỏi liên quan đến nội dung nghiên cứu: nhận thức của người dẫn nhảy về các hoạt động giải trí, các loại hình thường được sử dung .Đề tài được thực hiện với 166 bảng hỏi, với các chỉ báo sau:

    - Giới tính: Nam: 92.8% Nữ: 7.2%

    - TĐHV: THCS trở xuống: - THPT: 44% - Tr.cấp: 19.3% -CĐ, ĐH: 17.5

    - Thành phần xuất thân: - Nông thôn:56.6% - Đô thị: 43.4%

    - Tình trạng hôn nhân: - Có gia đình: 33.7% - Chưa có gia đình: 66.3%

    - Đã li hôn/li thân:2.4% -Goá: 0.6%

    * Phương pháp phỏng vấn sâu:

    Tôi đã phỏng vấn 5 đối tượng có trình độ học vấn, tuổi tác, thành phần xuất thân, tình trạng hôn nhân khác nhau để thu thập những thông tin về hoạt động giải trí của họ trong thời gian rỗi.

    * Phương pháp quan sát

    Trong nghiên cứu này tôi đã tiến hành những quan sát sau:

    - Những cuộc trao đổi trước và sau giờ làm việc của những người dẫn nhảy về các hoạt động giải trí mình đang tham gia hoặc mới xuất hiện

    - Thái độ của người dẫn nhảy khi nhắc đến hoạt động giải trí

    - Quan sát thái độ của người được phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu trước những câu hỏi mà điều tra viên đưa ra.

    6. Giả thuyết nghiên cứu

    - Hoạt giải trí giải trí của những người dẫn nhảy rất nghèo nàn

    - Đặc thù về công việc chính là nhân tố chủ yếu dẫn đến thực trạng hoạt động của những người dẫn nhảy không phong phú

    - Thời gian tới hoạt động giải trí của người dẫn nhảy ít có sự thay đổi
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...