Báo Cáo XHH063 - Công tác tiền lương tại Công ty cổ phần Hoá Dược Việt Nam

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU



    1. Lý do chọn đề tài


    Theo kết quả dự án khảo sát lương Việt Nam năm 2005 do Navigos-Group thực hiện, thì nhịp độ tăng bình quân tiền lương của Việt Nam đạt 9%/ năm là mức tương đối cao, vượt qua cả tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Mức tăng lương hàng năm của các công ty Việt Nam không kém gì các công ty nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp tư nhân đã có sự phát triển mạnh mẽ, có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập. Nhưng điểm hạn chế lớn nhất của nền kinh tế nước ta là sự kém phát triển và phát triển không đồng đều, dẫn đến sự thiếu linh hoạt, công bằng trong cơ chế trả lương ở các doanh nghiệp.

    Đối với người Việt Nam thì nguồn thu nhập chủ yếu là từ tiền lương, do đó tiền lương có vai trò rất quan trọng. Nó là nguồn chi trả cho sinh hoạt cũng như đảm bảo cuộc sống của người dân. Vì vậy, một tổ chức muốn thu hút đựơc nhân lực, có được sự gắn bó lâu dài, lòng trung thành, sự sáng tạo và cống hiến, phát huy hết năng lực của người lao động thì phải tạo ra động lực khuyến khích họ. Một trong những động lực quan trọng nhất đó là tiền lương. Người lao động luôn muốn được trả công xứng đáng với công sức mình bỏ ra.

    Hiện nay, tỷ lệ “mất” nhân viên của các doanh nghiệp Việt Nam trung bình là 21%/năm. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao các doanh nghiệp lại rất khó khăn trong việc thu hút và giữ chân người lao động giỏi lại tổ chức mình?. Câu trả lời cho câu hỏi đó là do các đối thủ cạnh tranh( phần lớn là doanh nghiệp có yếu nước ngoài) đã đưa ra mức lương hậu hĩnh hơn và có các chế độ ưu đãi, điều kiện làm việc, cơ hội phát triển bản thân nhiều hơn cho nhân viên của họ.

    Đứng trước tình hình nêu trên về công tác tiền lương của nước ta nói chung và của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng thì cần phải có nhiều nghiên cứu toàn diện, nghiên cứu sâu để tìm ra các biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tiền lương ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Có như vậy mới động viên, khuyến khích được người lao động cống hiến toàn bộ sức lực, sự sáng tạo để phát triển tổ chức, đất nước.

    Trên cơ sở kiến thức đại cương về tiền lương và mong muốn được học hỏi thêm về thực tế công việc, tôi đã chọn đề tài: “Công tác tiền lương tại Công ty Cổ phần Hoá Dược Việt Nam” cho khoá luận tốt nghiệp của mình.

    2. Lịch sử nghiên cứu

    Tiền lương lương là một động lực quan trọng để con người lao động, do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về vấn đề này. Dưới đây tôi xin đưa ra một số công trình nghiên cứu của một số tác giả:

    - Lê Anh Cường- Nguyễn Thị Mai: Hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp theo chế độ tiền lương mới (2004).

    - Phạm Minh Huân (1996) Luận án Phó tiến sĩ khoa học kinh tế: Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về tiền lương đối với doanh nghiệp Nhà nước trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường.

    - Đào Thanh Hương (2003) Luận án Tiến sĩ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối vối người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước.

    - Lê Thanh Hà (1993) Luận án Phó tiến sĩ kinh tế: Tổ chức trả công lao động cho công nhân trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường.

    - Nguyễn Thị Thu Thuỷ: K43-BMKHQL-ĐHKHXH&NV: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiền lương tại Công ty khách sạn Kim Liên.

    - Nguyễn Thị Thu Hương: K45-BMKHQL-ĐHKHXH&NV: Tiền lương tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank, thực trạng và giải pháp.

    - Nguyễn Thị Ngọc: K46-BMKHQL-ĐHKHXH&NV: Tiền lương và công tác tiền lương tại Công ty phân đạm và hoá chất Hà Bắc hiện nay.

    Các công trình nghiên cứu ở trên đã hệ thống hoá lý luận về tiền lương, các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tiền lương của doanh nghiệp Nhà nước. Trong khoá luận của mình, người viết cũng trình bày lý luận cơ bản về tiền lương như: khái niệm tiền lương, kết cấu tiền lương trong doanh nghiệp, nguyên tắc trả lương

    Đặc biệt, khoá luận trình bày sâu về các hình thức trả lương cho người lao động tại đơn vị thực tập trong phần tìm hiểu thực trạng.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Trên cơ sở hệ thống một cách khái quát các vấn đề lý luận cơ bản về tiền lương, khoá luận khảo sát thực trạng công tác tiền lương tại Công ty Cổ phần Hoá Dược Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy những mặt tích cực cũng như khắc phục những hạn chế.

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu

    Để đạt được mục tiêu nói trên, khoá luận giải quyết một số nhiệm vụ sau:

    - Hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về tiền lương, nguyên tắc trả lương.

    - Khảo sát thực trạng công tác tiền lương ở Công ty Cổ phần Hoá Dược Việt Nam

    - Đưa ra một số nhận xét về công tác tiền lương tại Công ty và một số khuyến nghị.

    5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu


    *Đối tượng nghiên cứu: Công tác tiền lương tại Công ty Cổ phần Hoá Dược Việt Nam.

    *Phạm vi nghiên cứu:

    Thời gian: Giai đoạn sau khi cổ phần hoá( tháng 4/2005)

    Không gian: Công ty Cổ phần Hoá Dược Việt Nam

    6. Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp nghiên cứu, thống kê tài liệu

    - Phương pháp phân tích, so sánh

    7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

    - Ý nghĩa lý luận: Khoá luận đã hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về tiền lương làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới lĩnh vực này

    - Ý nghĩa thực tiễn: Qua thực tế khảo sát tại Công ty Cổ phần Hoá Dược Việt Nam, kết quả nghiên cứu của khoá luận đưa ra một số khuyến nghị có thể phục vụ cho công tác tiền lương của đơn vị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...