Báo Cáo XHH062 - Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động sử dụng tiền đền bù do bàn giao đất cho khu công

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020 Nghị quyết Ban Chấp Hành Trung ương Đảng lần thứ 8 đã chỉ rõ “Từ nay đến năm 2020, chúng ta sẽ phấn đấu thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH - HĐH) nông thôn”. Thực hiện nghị quyết của Đảng ở khu vực nông thôn Việt Nam trong vài năm trở lại đây, quá trình CNH - HĐH đang diễn ra mạnh mẽ, nông thôn Việt Nam đang trên con đường đổi mới toàn diện cả về Kinh tế, Văn hóa, Chính trị, Xã hội, cùng với nó là sự ra đời của các khu công nghiệp, khu đô thị mới. Tuy nhiên, song song với quá trình này, khu vực nông thôn đứng trước tình trạng mất đất, mất ruộng, mảnh đất mà từ bao đời đã gắn bó với sự tồn tại của người nông dân. Sự kiện này có tác động mạnh mẽ đến đời sống của các hộ gia đình nông thôn.

    Tỉnh Hải Dương nói chung và Huyện Nam Sách nói riêng cũng nằm trong dòng chảy chung của cả nước, và với chính sách mở cửa để thu hút đầu tư, để tiến hành công cuộc CNH - HĐH, trên địa bàn huyện đã có sự chuyển đổi đáng kể diện tích đất nông nghiệp cho quá trình này.

    Trong quá trình nhà nước trưng thu đất nông nghiệp để tiến hành xây dựng các khu công nghiệp thì các hộ gia đình mất đất đã nhận được một số tiền đền bù nhất định (tính theo giá thị trường) để đảm bảo ổn định lại cuộc sống cho người nông dân khi mà nguồn thu chính từ nông nghiệp không còn. Nhưng vấn đề ở đây là các hộ gia đình đó sử dụng số tiền đền bù đó như thế nào và hiệu quả ra sao lại là cả một vấn đề cần quan tâm chú ý. Bởi lẽ, đó không chỉ là vấn đề của riêng các hộ gia đình mà còn là mối quan tâm chung của xã hội, của các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan. Vẫn biết, trước đây đa phần các hộ gia đình chỉ sống bằng nghề nông, nên đồng ruộng và đất đai là tất cả đối với sự sinh tồn của họ. Quá trình CNH – HĐH nông thôn đã qui hoạch thu hồi phần lớn diện tích đất nông nghiệp, điều này dẫn đến nhiều biến động trong cuộc sống của người nông dân như việc thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, kinh tế, văn hoá, giáo dục quan hệ xã hội và nhiều thay đổi khác nữa trong đời sống hàng ngày Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo phát triển của nông thôn cũng như diện mạo chung của quá trình phát triển xã hội.

    Quan tâm, chú ý đến sự thay đổi cuộc sống của gia đình người dân nông thôn và sự thích ứng của các hộ gia đình trong thời kỳ CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài : “Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động sử dụng tiền đền bù do bàn giao đất cho khu công nghiệp của các hộ gia đình” trong khuôn khổ một báo cáo thực tập, mong có cơ hội hiểu sâu hơn về cách thức tổ chức cuộc sống, sinh hoạt của người dân nông thôn qua việc sử dụng số “tiền đền bù” từ quá trình trưng thu đất tại địa phương. Nghiên cứu cũng mong muốn tìm hiểu và làm sáng tỏ một số yếu tố tác động đến hoạt động sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình. Cuối cùng, trong phạm vi nghiên cứu của một báo cáo thực tập, tác giả cũng mạnh dạn đưa ra một số biện pháp, kế hoạch cụ thể cho người dân biết cách sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả. Từ đó, có thể nhân rộng những mô hình gia đình nông dân làm ăn có hiệu quả nhờ biết cách sử dụng số “tiền đền bù “.

    2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

    * Ý nghĩa khoa học

    Với những kết quả ghi nhận được về mặt lý thuyết cũng như thực nghiệm, nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết của xã hội học như: lý thuyết biến đổi xã hội, lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý, lý thuyết trao đổi . Nghiên cứu cũng đã từng bước biết cách lý giải một cách khoa học những yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình có đất bàn giao cho khu công nghiệp của Xã Ái Quốc, Huyện Nam Sách, Thành phố Hải Dương. Đặc biệt góp phần bổ sung và làm sáng tỏ các lý thuyết xã hội học chuyên biệt như: Xã hội học kinh tế, Xã hội học quản lý .

    Trên cơ sở vận dụng tri thức xã hội học, các khái niệm, các lý thuyết xã hội học có điều kiện “va chạm” với thực tế, rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn cuộc sống. Kết quả nghiên cứu góp phần tìm hiểu những yếu tố, những quy luật tiềm ẩn trong thế giới tinh thần của người dân, trong nhận thức và hành động “chi tiêu” của họ. Trên cơ sở đó, đề ra những chính sách, những tác động phù hợp với sự phát triển của các yếu tố, các quy luật đó.

    * Ý nghĩa thực tiễn

    Kết quả nghiên cứu góp phần giúp các nhà quản lý có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về thực trạng hoạt động sử dụng tiền đền bù do bàn giao đất của các hộ gia đình. Qua đó có những đánh giá về tính hiệu quả của việc sử dụng tiền đền bù.

    Kết quả nghiên cứu còn giúp cho các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành có liên quan, các cơ quan Nhà nước có những biện pháp, chính sách tác động nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn nữa cho người dân.

    Trên cơ sở nghiên cứu một số yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động sử dụng tiền đền bù do bàn giao đất cho khu công nghiệp của người dân Xã Ái Quốc, Huyện Nam Sách, Thành phố Hải Dương, báo cáo có những đề xuất, những giải pháp làm cơ sở tham khảo cho các nhà quản lý, các cấp chính quyền địa phương quảng bá mô hình các hộ gia đình sử dụng đồng vốn đền bù có hiệu quả để họ cùng học hỏi lẫn nhau. Mục tiêu nhằm góp phần làm cho cuộc sống của người nông dân được đảm bảo và ngày càng nâng cao.

    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    * Mục đích nghiên cứu

    Nghiên cứu này thông qua việc vận dụng các lý thuyết xã hội học để hướng tới làm sáng tỏ hoạt động sử dụng tiền đền bù của người dân. Kết quả nghiên cứu sẽ đánh giá được hiệu quả hoạt động sử dụng tiền đền bù, thông qua đó để đề ra những giải pháp và khuyến nghị phù hợp.

    * Nhiệm vụ nghiên cứu

    Phân tích các yếu tố tác động đến việc lựa chọn các loại hình sử dụng tiền đền bù với một số các yếu tố như: Số lượng tiền đền bù, cấu trúc gia đình, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tâm lý

    Kết quả thu được sẽ cho chúng ta thấy hiệu quả sử dụng tiền đền bù có tác động như thế nào đối với các hộ gia đình về các mặt: Kinh tế, Văn hoá, Giáo dục, Y tế, và các quan hệ xã hội. Từ đó, nghiên cứu sẽ giúp cho việc định hướng hoạt động sử dụng tiền đền bù của người dân ngày một hiệu quả, mang lại một cuộc sống chất lượng và ngày càng nâng cao cho người dân trong quá trình chuyển đổi.

    4. Đối tựơng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.

    * Đối tượng nghiên cứu

    Một số yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động sử dụng tiền đền bù do bàn giao đất cho các khu công nghiệp của các hộ gia đình.

    * Khách thể nghiên cứu

    Những hộ gia đình bàn giao đất cho các khu công nghiệp ở Xã Ái Quốc, Huyện Nam Sách, Thành phố Hải Dương.

    * Phạm vi nghiên cứu

    - Phạm vi không gian: 820 hộ gia đình ở Xã Ái Quốc, Huyện Nam Sách, Thành phố Hải Dương.

    - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành vào tháng 5 năm 2007.

    5. Phương pháp nghiên cứu.

    * Phương pháp chọn mẫu

    Chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với dung lượng 820 bảng hỏi.

    Do những ưu điểm của phương pháp chọn mẫu như: được tiến hành nhanh, mang tính đại diện cao và thông tin được cập nhật nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu chọn mẫu với 5 thôn trong tổng số 10 thôn trên địa bàn xã Aí Quốc. Trong đó có một số thôn bị mất hoàn toàn diện tích đất nông nghiệp như: Thôn Tiền Trung, thôn Độc Lập. Các hộ gia đình tại 5 thôn này được chúng tôi chọn làm mẫu nghiên cứu là hoàn toàn ngẫu nhiên chứ không căn cứ là họ có diện tích đất bị mất hay không điều này nhằm mục đích so sánh sự thay đổi giữa gia đình mất đất và không mất đất. Các gia đình được điều tra trong bảng hỏi là những gia đình có điều kiện là chủ hộ thuộc vào độ tuổi không quá 65 tuổi vì nếu quá số tuổi trên thì họ gần như không quyết định trực tiếp đến việc sử dụng tiền đền bù.

    * Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi

    Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 820 đối tượng là người đại diện cho mỗi hộ gia đình đang sinh sống và làm việc trên địa bàn xã Ái Quốc, huyện Nam Sách,Thành phố Hải Dương để thu thập thông tin về cuộc sống và việc làm cũng như môi trường sống của người dân dựa trên bảng hỏi soạn sẵn với 47 câu hỏi được đưa ra trong bảng. Nội dung các câu hỏi được chia thành bốn phần chính là: thực trạng mất đất của người dân, mất đất ảnh hưởng đến các vấn đề: lao động việc làm, giáo dục, y tế, các mối quan hệ xã hội, môi trường. Chính quyền địa phương có các hỗ trợ gì cho các gia đình mất đất không và những trăn trở của người dân về những vấn đề sau khi nhà nước thu hồi đât.

    Cơ cấu bảng hỏi gồm:

    Cơ cấu về giới:

    - Nam: 52%

    - Nữ: 48%

    Cơ cấu trình độ học vấn:

    - Dưới THPT: 70.1%

    - THPT: 22.6%

    - Trên THPT: 7.4%

    Số thế hệ cùng chung sống:

    - 1 thế hệ: 3.7%

    - 2 thế hệ:70.1%

    - 3 thế hệ: 26.1%

    - 4 thế hệ: 0.1%

    * Phương pháp phỏng vấn sâu

    Các phỏng vấn sâu được thực hiện với những hộ gia đình có diện tích đất nông nghiệp bàn giao cho khu công nghiệp. Các trích dẫn phỏng vấn sâu trong đề tài nghiên cứu được lấy ra từ 410 bảng phỏng vấn sâu của lớp K49XHH và thông tin trực tiếp từ 5 bảng phỏng vấn sâu của mỗi cá nhân. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu trực tiếp những người “sử dụng tiền đền bù do bàn giao đất” của các hộ gia đình. Xem họ dùng vào hoạt động nào, vì sao họ lại lựa chọn đầu tư vào hoạt động đó và khi lựa chọn hoạt động này thì có sự bàn bạc, nhất trí của các thành viên trong gia đình hay không. Và đánh giá của họ về hiệu quả hoạt động số tiền đền bù đó đối với gia đình họ nói riêng và nhận xét khách quan của họ về các hộ gia đình khác ra sao.

    * Phương pháp quan sát

    Nghiên cứu tiến hành phương pháp quan sát xung quanh điều kiện sống của các gia đình, các tiện nghi sinh hoạt trong gia đình họ, thái độ của họ trong việc chi tiêu, cũng như thái độ của người dân đối với các chính sách hỗ trợ vay vốn làm ăn của chính quyền địa phương, nhằm mục đích xem số tiền đền bù đó có tác dụng đối với các hộ gia đình như thế nào, qua đó có thể đưa ra những nhận xét khách quan của nhà nghiên cứu.

    * Phương pháp phân tích tài liệu

    Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã đọc và phân tích những tài liệu liên quan đến chủ đề sử dụng tiền đền bù của người dân nông thôn. Trong giới hạn hiểu biết của mình, tôi nhận thấy đây là vấn đề khá mới, nên nguồn tài liệu sẵn có rất hạn chế, chủ yếu là những bài tạp chí trên Internet qua các trang Web:

    http://www.vietnamnet.vn

    http://www.vass.gov.vn

    Nghiên cứu quan tâm tới những báo cáo của UBND Xã Ái Quốc, Huyện Nam Sách, Thành phố Hải Dương, những sách báo, những tạp chí cùng các số liệu đã được công bố để bổ sung và làm phong phú thông tin cho đề tài nghiên cứu.

    Nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu điều tra của đợt thực tế của K49XHH vào tháng 5/2007 tại xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

    6. Giả thuyết nghiên cứu

    Các hộ gia đình sử dụng tiền đền bù do bàn giao đất vào rất nhiều hoạt động khác nhau, nhưng chủ yếu là xây sửa nhà cửa, mua sắm tiện nghi sinh hoạt, đầu tư vào sản xuất.

    Yếu tố tuổi, trình độ học vấn, điều kiện gia đình, nghề nghiệp, thu nhập có ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng tiền đền bù do bàn giao đất

    Hiệu quả hoạt động sử dụng số tiền đền bù do bàn giao đất của các hộ gia đình đạt kết quả chưa cao do nhận thức của người dân và do chưa có sự tham vấn, định hướng của các cấp chính quyền trong việc sử dụng tiền đền bù vào mục đích chuyển đổi ngành nghề cho các hộ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...