Báo Cáo XHH060 - Thực trạng thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (ngh

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam là đặc điểm trung tâm của các cuộc cải cách của chính phủ. Việc cải cách doanh nghiệp nhà nước này tập trung vào vấn đề cổ phần hoá - tức là chuyển đổi một doanh nghiệp nhà nước thành một công ty cổ phần. Cổ phần hoá đã bắt đầu được triển khai từ cách đây hơn 10 năm với những bước đi thử nghiệm và sau đó là sự triển khai rộng rãi khắp trên cả nước.

    Gần đây, việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã thực sự có tác động rất lớn đến việc mở rộng phạm vi cổ phần hoá đối với các doanh nghiệp nhà nước lớn. Trong cam kết đa phương của Việt Nam khi gia nhập WTO có điều cam kết về lĩnh vực Doanh nghiệp nhà nước, trong đó viết: “Nhà nước không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào trong hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước với tư cách là một cổ đông được can thiệp bình đẳng vào hoạt động của doanh nghiệp như các cổ đông khác.”. Như vậy, Việt Nam phải đảm bảo được việc đa dạng hoá hình thức sở hữu, giảm tỷ lệ doanh nghiệp trong đó Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ và cổ phần hoá là giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đề này.

    Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là liệu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có mang lại lợi ích thực sự cho người lao động, trước hết là cải thiện thu nhập của họ hay không. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước mang ý nghĩa thực tiễn bởi nó giúp kiểm chứng hiệu quả hoạt động của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, góp phần làm cơ sở cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách đưa ra phương pháp quản lý và những chính sách phù hợp về tiền lương cho người lao động tạo điều kiện cải thiện đời sống cho họ.

    Trong nghiên cứu này, tôi sẽ tìm hiểu và phân tích thực trạng thu nhập của người lao động tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội sau khi cổ phần hoá. Việc tôi lựa chọn khảo sát vấn đề cần nghiên cứu tại công ty này xuất phát từ một số nguyên nhân. Thứ nhất, Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước lớn với số vốn điều lệ gần 50 tỷ đồng mới được cổ phần hoá từ cuối năm 2006. Nguyên nhân thứ hai là thời gian công ty được chuyển sang dạng công ty cổ phần chưa lâu, cho đến nay mới được hơn 1 năm, do đó, người lao động của công ty còn đang trong giai đoạn đầu của việc tiếp xúc và cố gắng thích ứng với quá trình cổ phần hoá. Việc đánh giá tác động của cổ phần hoá lên thu nhập người lao động trở nên thuận lợi hơn vì khoảng thời gian diễn ra sự thay đổi chưa lâu, nên người lao động dễ dàng đưa ra những so sánh giữa hai thời điểm. Nguyên nhân thứ ba là công ty cổ phần Cồn Rượu là mô hình điển hình của một doanh nghiệp nhà nước lớn được cổ phần hoá với với cổ đông lớn nhất là nhà nước (nắm giữ hơn 58% cổ phần của công ty) vì vậy việc tiến hành nghiên cứu trường hợp tại doanh nghiệp này sẽ giúp ta hình dung được thực trạng vấn đề nghiên cứu tại các doanh nghiệp nhà nước mới được cổ phần hoá khác.

    Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài cho báo cáo thực tập của mình là: “Thực trạng thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước” (nghiên cứu trường hợp Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội)”

    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    * Mục đích nghiên cứu

    Nhằm tìm hiểu thực trạng thu nhập của người lao động sau khi công ty của họ tiến hành cổ phần hoá. Từ thực trạng đó, nghiên cứu còn muốn chỉ ra một số yếu tố tác động tới thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

    * Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Tìm hiểu sự thực trạng thu nhập của người lao động sau khi doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hoá.

    - Chỉ ra một số nhân tố tác động đến thu nhập của người lao động sau khi doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá.

    3. Ý nghĩa của đề tài

    * Ý nghĩa lý luận

    Về mặt lý luận, báo cáo được viết trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng nhằm góp phần làm sáng tỏ các quan điểm có tính chất kim chỉ nam cho mọi nghiên cứu khoa học.

    Báo cáo cũng cho thấy việc vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học rất quan trọng; đồng thời cũng làm rõ các lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu thực tiễn, đặc biệt là các lý thuyết tiếp cận liên ngành: xã hội học – kinh tế học; xã hội học - tâm lý học . hay các chuyên ngành như xã hội học quản lý, xã hội học kinh tế doanh nghiệp.

    * Ý nghĩa thực tiễn

    Đối với bản thân tôi, báo cáo vô cùng có ý nghĩa trong việc thực hành những kĩ năng nghiên cứu, kĩ năng phân tích, đánh giá và thực hiện một báo cáo khoa học. Báo cáo thực tập này sẽ là một công trình thể hiện những kiến thức, kỹ năng mà tôi đã được học trong gần 4 năm học vừa qua.

    Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi sẽ hết sức cố gắng đưa ra những số liệu thực tế và khách quan về quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và những ảnh hưởng của nó tới thu nhập của người lao động. Vì vậy mong rằng báo cáo sẽ có cơ hội đóng góp vào nguồn tư liệu về quá trình cổ phần hoá còn rất mới mẻ này.

    4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

    * Đối tượng

    Thực trạng thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

    * Khách thể: Người lao động, nhà quản lý tại các xí nghiệp và văn phòng của công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội.

    * Phạm vi nghiên cứu:

    - Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội

    - Thời gian: Tháng 3 năm 2008

    * Mẫu nghiên cứu

    Cơ cấu mẫu định lượng: 156 mẫu (số lượng bảng hỏi phát ra là 190, số phiếu thu vào là 163, số phiếu đạt yêu cầu là 156).


    Trong quá trình chọn mẫu, tôi cũng cố gắng chia lượng bảng hỏi thích hợp để phát cho từng xí nghiệp và văn phòng trong công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội nhằm góp phần làm tăng tính đại diện cho lượng mẫu nghiên cứu đã chọn.

    5. Phương pháp nghiên cứu

    * Phương pháp luận nghiên cứu

    Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử: Đặt quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh đất nước ta vừa gia nhập tổ chức thương mại Thế giới WTO, chính thức bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều cơ hội và thách thức mới trong việc phát triển doanh nghiệp để chỉ ra được thực trạng thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá.

    * Phương pháp nghiên cứu cụ thể

    - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

    Số lượng bảng hỏi phát ra là 190 phiếu, số phiếu thu về là 163 phiếu, số phiếu đạt yêu cầu là 156. Bảng hỏi gồm 26 câu hỏi, chủ yếu là các câu hỏi đóng. Trong đó, có những câu hỏi hướng về thực trạng và so sánh thu nhập của người lao động trước và sau khi công ty cổ phần hoá. Do yêu cầu của ban lãnh đạo công ty, người lao động (bao gồm cả bộ phận lao động trực tiếp tại các xí nghiệp và bộ phận quản lý gián tiếp tại khu vực văn phòng) nhận được các bảng hỏi thông qua từng tổ trưởng sản xuất hoặc các trưởng phòng. Cách phát bảng hỏi này có ưu điểm là không mất nhiều thời gian để đưa bảng hỏi tới từng người và số lượng bảng hỏi bị thất lạc không nhiều. Số phiếu cân đối và phát cho tất cả các phòng ban và xí nghiệp trong công ty, cơ cấu mẫu về giới tính khá cân đối nên có thể nói rằng kết quả thu được là khá đại diện.

    Các thông tin thu được từ bảng hỏi được xử lý trên máy tính bằng phần mềm xử lý thống kê xã hội học SPSS 15.0 for Windows.

    - Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân

    8 trường hợp: trong đó có 1 trường hợp là phó giám đốc công ty, 1 trường hợp là trưởng phòng tổ chức lao động tiền lương, 1 trường hợp là trưởng phòng công nghệ, 1 trường hợp là tổ trưởng sản xuất, còn lại là 2 người lao động nam và 2 người lao động nữ trực tiếp làm việc tại các xí nghiệp, văn phòng.

    Các phỏng vấn sâu được tiến hình bằng cách ghi âm trực tiếp cuộc trao đổi giữa phỏng vấn viên và đối tượng phỏng vấn. Các câu hỏi phỏng vấn dựa vào bộ đề cương câu hỏi đã được chuẩn bị trước. Trong quá trình phỏng vấn, người hỏi đã không nhất thiết tuân thủ theo thứ tự trong bộ đề cương câu hỏi mà có sự thay đổi linh hoạt từ hoàn cảnh. Do phương pháp này tiến hành một cách trực tiếp nên người hỏi có thể quan sát được thái độ, nét mặt của người trả lời để có sự điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp. Tuy nhiên cũng có một số trở ngại trong quá trình phỏng vấn như do địa điểm phỏng vấn là tại công ty một số người được hỏi e ngại những thông tin cung cấp có thể không được đảm bảo tính khuyết danh hoặc không tự nhiên khi trả lời một số câu hỏi liên quan đến thu nhập. Ngoài ra, một số phỏng vấn bị ngắt quãng do người trả lời có điện thoại liên quan đến công việc.

    - Phương pháp phân tích tài liệu

    Trong quá trình thực hiện, tôi có tham khảo các tài liệu viết về quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại nước ta như Luật Doanh Nghiệp mới, các chỉ thị, nghị định của nhà nước về cổ phần hoá doanh nghiệp, về cách trả lương cho người lao động. Các báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội, quy chế trả lương, điều lệ cuả công ty cũng góp một phần vô cùng quan trọng trong việc cung cấp các số liệu cho khoá luận.

    - Phương pháp quan sát:

    Tôi sử dụng phương pháp này để thu thập thêm thông tin về đối tượng phỏng vấn. Ví dụ như phương tiện đi lại, điều kiện sống, điều kiện làm việc, thái độ của người được hỏi trong quá trình phỏng vấn Những quan sát này được ghi chép lại và tiến hành trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu. Tôi còn tiến hành quan sát và ghi lại hình ảnh của người lao động trong công ty trong quá trình lao động của họ nhằm làm phong phú và sinh động thêm báo cáo.

    6. Giả thuyết nghiên cứu

    - Thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được cải thiện hơn trước.

    - Thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá được cải thiện hơn do công việc tạo ra cho người lao động nhiều hơn, lợi nhuận của công ty sau cổ phần hoá tăng và thái độ làm việc của người lao động năng động và tích cực hơn trước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...