Tiểu Luận XHH055 - Dư luận xã hội về việc thực hiện quy chế dân chủ

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. LÝ LUẬN

    “Trong lịch sử loài người, một sự biến thiên thời thế đều phải nhờ cậy sức dân. Nhưng chỉ có một cuộc cách mạng thực sự tiến bộ mới lấy quyền lợi của nhân dân làm cứu cánh(mục đích cuối cùng) .” .

    Trong lịch sử nước ta, đại đoàn kết toàn dân tộc là yêu cầu tất yếu khách quan nhằm phát huy sức dân phục vụ công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong nỗ lực đưa đất nước hội nhập quốc tế, bài học sương máu về phát huy sức dân vẫn còn nguyên ý nghĩa thực tiễn của nó. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là một bước đi sáng suốt của Đảng và nhà nước ta, vừa kế thừa bài học lịch sử vừa xây dựng một nhà nước thực sự là của dân do dân và vì nhân dân.

    Đảng ta khẳng định rằng: để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải phát huy dân chủ trong mọi mặt đời sống xã hội. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Công tác vận động quần chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Chỉ có phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, thực hiện, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trong quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách mới phát huy được sức sáng tạo của nhân dân, huy động được sức mạnh tổng hợp của nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng.

    Sau chỉ thị số 30/CT-TW của bộ chính tri quốc hội khoá 8 về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, kế tiếp là nghị định số 29/1998/NĐ_CP về quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã bước vào tiến trình nỗ lực thực hành quyền làm chủ của người dân ở cơ sở.

    Kết quả sau 5 năm thực hiện cho thấy những chuyển biến đáng kể mọi mặt. Đặc biệt ở các cơ sở nông thôn thì sự chuyển biến càng rõ rệt: Kích thích sản xuất phát triển kinh tế, đẩy mạnh cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần, . người nông dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền. Song cũng chính ở nông thôn công tác thực hiện quy chế dân chủ lại gặp nhiều khó khăn nhất và còn không ít hạn chế. “ Quyền làm chủ của người dân vẫn còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực; tệ quan liêu, cửa quyền, tham những, sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp chưa được ngăn chặn triệt để. Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” còn chậm được thể chế hoá thành pháp luật” .

    Thực tế này đòi hỏi cần có những động thái kịp thời phù hợp song đây rõ ràng là một việc làm không đơn giản. Cần thiết phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề trên cơ sở khoa học khách quan; chỉ khi ấy mới có thể đi đến những quyết sách đúng đắn.

    Trong những năm vừa qua cũng đã có không ít những nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho việc thực hiện hiệu quả việc phát huy quyền làm chủ của người dân cấp cơ sở. Tuy nhiên những hướng tiếp cận vấn đề còn đơn giản, thậm chí có phần phiến diện. Báo cáo khoa học này có ý định tiếp cận việc thực hiện quy chế dân chủ từ một hướng ( thực ra không còn mới) mà từ trước có rất ít người nhắc tời trong khi chúng tôi cho rằng nó hết sức quan trọng: Chính người dân ở cơ sở- chủ thể của quá trình thực hiện quy chế dân chủ.

    Để làm được điều này, phương pháp nghiên cứu xã hội học” thăm dò dư luận” được coi là giải pháp hữu hiệu hơn cả. Đây là cách thức được coi là công cụ đắc lực trong công tác quả lý giúp người lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định khoa học, kịp thời, đúng đắn.

    Từ tính cấp thiết của đề tài cộng với sự ưu chội của phương pháp tiếp cận vấn đề, nhóm nghiên cứu quyết định đi tới lựa chọn khảo sát đề tài: Dư luận xã hội về việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...