Tiểu Luận XHH054 - Tiền đề tự nhiên và tiền đề xã hội tác động tới quá trình xã hội hoá

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tiền đề tự nhiên và tiền đề xã hội tác động tới quá trình xã hội hoá




    PHẦN 1:

    VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ XÃ HỘI HOÁ


    1. Định nghĩa xã hội hoá


    Khái niệm xã hội hoá ngày nay được sử dụng với hai nội dung. Thứ nhất, đây là thuật ngữ để chỉ sự tăng c ường chú ý quan tâm của xã hội về mặt vật chất và tinh thần đến vấn đề và sự kiện cụ thể nào đó của xã hội mà trước đây chỉ có một bộ phận của xã hội có trách nhiệm quan tâm. Thứ hai, thuật ngữ "Xã hội hoá" được sử dụng trong xã hội học để chỉ quá trình chuyển biến từ chỉnh thể sinh vật với các tiền đề tự nhiên đến một chỉnh thể đại diện của xã hội loài người. Đây chính là quá trình xã hội hoá cá nhân.

    Các nhà xã hội học từ trước đến nay khi bàn về khái niệm này đã đ ưa ra khá nhiều nhữngđịnh nghĩa khác nhưau.

    Theo Neil Smelser (nhà xã hội học người Mĩ) cho rằng: "Xã hội hoá là một quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình". Trong định nghĩa này, vai trò của cá nhân trong quá trình xã hội hoá chỉ giới hạn trong việc tiếp nhận các kinh nghiệm, giá trị, chuẩn mực.

    Hay một nhà xã hội học khác người Mĩ - Pichter, lại xem: "Xã hội hoá là một quá trình tư ơng tác giữa người này và người khác, kết quả là một sự chấp nhưận những khuôn mẫu hành động và thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó". Như­ vậy, Fichter đã chú ý nhiều hơn tới tính tích cực của cá nhân trong quá trình xã hội hoá.

    Định nghĩa về khái niệm này của nhà khoa học người Nga G.Andreeva đã phát triển thêm một bước nữa và ngày nay được nhiều nhà khoa học công nhận, do đã nêu được tính hai mặt của quá trình xã hội hoá. Theo đó, "Xã hội hoá là quá trình hai mặt: một mặt cá nhưân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội; mặt khác cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các môtip quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội".

    Mặc dầu có nhưiều quan điểm như vậy, như ng nhìn chung các nhà xã hội học đều gặp nhau ở một điểm: Quá trình xã hội hoá là một quá trình, tức là xã hội hoá có bắt đầu, có diễn biến và có kết thúc.

    Tóm lại, có thể đư a đến một định nghĩa chung về khái niệm xã hội hoá như sau: "Xã hội hoá trước hết là quá trình t ương tác giữa cá nhân và xã hội, qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội, tiếp nhận nền văn hoá của xã hội như khuôn mẫu, tác phong xã hội, chuẩn mực, giá trị văn hoá xã hội để phù hợp với vai trò xã hội của mình, hoà nhập và xã hội".

    Nói về vấn đề này, nhà xã hội học người Anh Berger ( 1966) đã nói: "Xã hội thâm nhập chúng ta cũng mạnh mẽ như vây bọc chúng ta. Chúng ta phụ thuộc vào xã hội chủ yếu qua sự đồng cảm chứ không phải bị chinh phục. Chúng ta bị mê hoặc bởi bản chất xã hội của riêng chúng ta. Những bức t ường xã hội, có sẵn từ trước khi chúng ta ra đời, đã vây bọc chúng ta, như ng cũng được chính chúng ta xây dựng nên. Chúng ta đã bị giam cầm với chính sự hợp tác của chúng ta". Theo Berger, chúng ta có vai trò với xã hội quanh ta là xây dựng xã hội và tuân thủ những quy định của xã hội. Từ đó cho ta thấy bản chất vừa là tuân thủ, vừa là sáng tạo của con người trong xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...