Tiểu Luận XHH053 - Định kiến trong cái nhìn của giới sinh viên

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Định kiến trong cái nhìn của giới sinh viên


    LỜI MỞ ĐẦU​


    Hiện nay trên thế giới vẫn còn đang tiếp các cuộc xung đột đẫm máu. Các cuộc xung đột này có thể dựa trên nền tảng của sự tranh chấp về quyền lợi nhưng cũng có thể là do xung đột sắc tộc hay chiến tranh tôn giáo. Nhìn chung tất cả các cuộc chiến tranh đó dều xuất phát từ quyền lợi của mỗi bên hoặc do niềm tin mù quáng vào những điều họ cho là đúng. Nếu nhìn nhận một cách nghiêm túc thì có thể thấy rằng nguồn gốc của các cuộc chiến tranh đều bắt nguồn từ sự dịnh kiến giữa một nhóm người này với một nhóm người khác. Bản thân định kiến không tự nhiên mà có mà nó được hình thành trong chính quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân. Mỗi một cá nhân hay một nhóm xã hội mà cá nhân là thành viên đều mang trong mình những biểu tượng bền vững đã được đơn giản hoá, khái quát hoá, sơ đồ hoá về những đối tượng thuộc các nhóm khác với mình. Khi đó những cá nhân hay những nhóm đó mang trong mình định khuôn. Định khuôn có thể tích cực hoặc tiêu cực, khi định khuôn mang ý nghĩa tiêu cực khi đó định khuôn trở thành định kiến. Tuy nhiên nêú ở trong trường hợp thiếu thông tin hoặc thông tin không đầy đủ thì định khuôn cũng có thể giúp cho chúng ta nhìn nhận về đối tượng giao tiếp. Định khuôn có thể đúng có thể sai vậy nên việc đánh giá con người, đánh giá những cá nhân thuộc các nhóm xã hội khác mình một cách vội vàng chỉ dụa trên những định khuôn sẵn có là một việc nguy hiểm bởi lẽ ta không thể biết rằng khi nào thì định khuôn trở thành định kiến.

    Khi nói đến người Đức thì chúng ta thường hình dung ra những người cần cù, nghiêm túc, có một tinh thần được gọi là tinh thần đức. Khi nói đén người Nhật thì ta hình dung ra những người thông minh chịu khó. Còn nói đến người Xcốtlen thì ta có cả một kho truyện tiếu lâm về tính tiết kiệm quá mức của họ. Người Anh thì lạnh lùng “phớt ănglê”, người Pháp thì hào hoa, có khiếu thẩm mĩ Nhưng định khuôn không chỉ có ở trong những người dân ở những nước khác nhau, những nhóm xã hội khác nhau mà ngay cả ở trong những nhóm xã hội tương đối đồng nhất mỗi thành viên cũng mang trong mình những định khuôn về những cá nhân khác. Ta có thể nhận thấy rằng trong tầng lớp sinh viên hay còn được gọi là giới sinh viên các cá nhân trong nhóm này có khá nhiều điểm tương đồng với nhau như tuổi tác, trình độ nhưng cũng lại là một nhóm mang trong mình khá nhiều định khuôn. Khi nói đến con gái Nam Định, con gái Hải Phòng, con gái Quảng Ninh thì thường được hình dung ra là những người đanh đá, ghê ghớm. Khi nói đến dân Thanh Hóa thì thường được hình dung bằng câu nói “ăn rau má phá đưòng tàu”, dân Nghệ An thì được biết đến như những người có nghị lực có chí. Còn khi nói đến dân Hà Nội thì thường được hình dung là những người kiêu ngạo, khó gần và ăn nói sắc sảo. Có thể thấy rằng những định khuôn về sinh viên Hà Nội của các bạn sinh viên ngoại tỉnh có cái đúng nhưng cũng có cả những định khuôn tiêu cực. Tôi đã không ít lần giật mình khi nghe thấy những người bạn mới quen của tôi hỏi những câu như “bạn là người Hà Nội tại sao lại không kiêu” thậm chí có người còn hỏi tôi “bạn có phải người Hà Nội gốc không”. Khi tôi hỏi rằng tại sao các bạn lại cho rằng cứ người Hà Nội là phải kiêu ngạo thì được nghe trả lời rằng ở lớp các bạn ấy dân Hà Nội như vậy khó gần và kiêu ngạo. Và trong những cuộc tranh luận giữa bạn bè với nhau tôi đã vô cùng sửng sốt khi nghe câu “em chẳng nói nữa đâu, nói sao cũng không lại với người Hà Nội”.

    Cùng với sự đô thị hoá và hiện đại hoá, khoảng cách giữa đô thị và nông thôn không còn quá xa nữa nhưng vẫn chưa phải là hoàn toàn bình đẳng. Trên thực tế vẫn còn một hàng rào ngăn cản giữa họ mà được biểu lộ một cách vô tình qua cách gọi: người thành thị, người nông thôn. Sinh viên ngoại tỉnh và sinh viên Hà Nội vẫn còn đấy một hàng rào vô hình ngăn cách giữa họ. Hàng rào đó chính là những định khuôn về nhau thậm chí là cả những định kiến. Khi mang trong mình những định khuôn hay những định kiến về người khác có thể bản thân họ đã biết hoặc thậm chí cả bản thân họ cũng không biết nhưng chúng đều ảnh hưởng đến quá trình tìm hiểu và giao tiếp với người khác. Khi đã mang trong mình định khuôn thì chúng ta thường chỉ nhìn thấy những đặc điểm phù hợp với định khuôn đó và thường bỏ qua nhũng đặc điểm không phù hợp. Như vậy chúng ta có thể vô tình đã bỏ qua những cơ hội có thể tìm hiểu về người khác, bỏ qua những người bạn thật sự trong cuộc đời của mỗi người.

    Định khuôn có thể tích cực hoặc cũng có thể là những định khuôn tiêu cực. Để xác định được đâu là định khuôn tích cực đâu là định khuôn tiêu cực quả không phải là việc đơn giản. Trong nghiên cứu của mình vì phạm vi và thời gian không cho phép nên tôi chỉ nghiên cứu định khuôn của của sinh viên ngoại tỉnh về sinh viên Hà Nội. Có thể thấy rằng,trên thực tế định khuôn của sinh viên ngoại tỉnh về sinh viên Hà Nội là rõ ràng và sâu sắc nhất. Qua nghiên cứu này tôi muốn một phần nào đấy mở ra một cánh cửa cho mối quan hệ bạn bè giữa các sinh viên với nhau dựa ttrên việc xác định những định khuôn nào là đúng đắn có thể tiếp tục duy trì, định khuôn nào đã trở thành định kiến cần được xoá bỏ.Tôi hy vọng rằng khoảng tời gian 4 năm của đại học không chỉ là khoảng thời gian để tích luỹ kiến thức mà còn là quãng thời gian để thiết lập những mối quan hệ bền vững dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau một cách đúng đắn. Nếu cứ để định khuôn dẫn dắt hành động của chúng ta thì sẽ là một sai lầm vì thời gian 4 năm tuy không phải là dài nhưng cũng không phải là ngắn và cũng đủ để cho chúng ta hiểu về nhau. Hãy để cho thời gian và trá tim tìm cho mỗi người chúng ta tìm thấy những tình bạn đẹp bằng cách mở rộng trái tim mà trước hết là nhìn nhân lại định khuôn của các bạn đối với sinh viên Hà Nội
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...