Tiểu Luận XHH051 - Tác động của việc sử dụng Internet tới hoạt động học tập học sinh phổ thông ở thành phố (Kh

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lí do chọn đề tài


    Trong bối cảnh thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh đến chóng mặt, Internet đã có ở Việt Nam và tạo nên nhiều thay đổi lớn trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội .

    Số người dùng Internet ở nước ta cứ sau 10 tháng lại tăng 1,5 lần: tháng 5.2004: 4,7 triệu; tháng 5.2005: 7,2 triệu (Theo tạp chí “Tin học và đời sống” 7.2004). Riêng đối với lớp trẻ, đặc biệt là học sinh phổ thông, việc sử dụng Internet càng phổ biến. Bên cạnh những tiện ích, những tác động tích cực không thể phủ nhận, việc truy cập Internet còn có những tác động tiêu cực đến nhận thức và hành vi của nhiều thanh thiếu niên, trở thành mối lo của các bậc phụ huynh, đặt ra nhiều vấn đề hóc búa đối với các nhà quản lí.

    Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp, chế tài thực sự có hiệu quả trong việc quản lí dịch vụ Internet cũng như hoạt động hết sức tự do của các trang web (cả web lành mạnh lẫn độc hại).

    Sự phát triển của khoa học kĩ thuật tất yếu phải kéo theo nó những vấn đề xã hội nhiều mặt và Internet càng không nằm ngoài qui luật đó. Dư luận xã hội cũng như các phương tiện thông tin đại chúng đã có rất nhiều phản ảnh về vấn đề bức xúc này. Nhưng những nghiên cứu khoa học, nhất là trong Xã hội học thì đây vẫn đang là vấn đề mới mẻ, cần được nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện hơn.

    Đó là những lí do khiến tôi mong muốn áp dụng các lý thuyết và phương pháp xã hội học vào nghiên cứu tác động của việc sử dụng Internet tới học sinh phổ thông, nhằm góp phần tìm hiểu, nhận dạng và đề xuất biện pháp đến các nhà quản lí.

    Đề tài: Tác động của việc sử dụng Internet tới hoạt động học tập học sinh phổ thông ở thành phố (Khảo sát trên địa bàn phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội)


    2. Mục tiêu nghiên cứu

    - Mô tả việc truy cập mạng của học sinh phổ thông trung học (thời gian, mục đích, cách thức, nội dung, chi phí .)

    - Chỉ ra những tác động tích cực, tiêu cực của việc truy cập mạng đến đời sống của học sinh trung học (việc học tập, sức khoẻ .)

    - Tìm mối liên hệ giữa mức độ sử dụng Internet với tác động của nó, để từ đó có thể đề xuất khuyến nghị hợp lí.

    3. Đối tượng, khách thể, phạm vi, mẫu nghiên cứu

    - Đối tượng: Tác động (hai mặt) của việc sử dụng Internet tới học sinh phổ thông ở thành phố.

    - Khách thể: Học sinh phổ thông ở thành phố Hà Nội, tập trung vào địa bàn phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội với 2 trường: PTTH Nhân Chính và PTCS Phan Đình Giót.

    - Phạm vi:

    + Không gian: địa bàn phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

    + Thời gian: 11- 2005.

    - Mẫu:

    Dung lượng: 230


    Trong cơ cấu mẫu có sự cân bằng tương đối về giới và các tuổi từ 13 đến 17 (tương ứng với những học sinh từ lớp 8 đến lớp 12- học sinh ở độ tuổi này sử dụng Internet nhiều hơn các lớp dưới, nên vấn đề nghiên cứu cũng được thể hiện rõ nét hơn).

    4. Giả thuyết nghiên cứu

    - Truy cập Internet là hiện tượng phổ biến trong học sinh phổ thông trung học.

    - Việc sử dụng Internet ảnh hưởng đến thời gian dành cho học tập và mức độ hứng thú học tập của học sinh.

    5. Những khái niệm công cụ

    * Học sinh phổ thông

    Là những người đang theo học tiểu học, phổ thông cơ sở hoặc phổ thông trung học. Nhưng trong nghiên cứu này tập trung vào học sinh phổ thông ở lứa tuổi có nhiều em truy cập Internet- từ lớp 7 đến lớp 12.

    * Internet

    Internet (International Net Work) là mạng của các mạng, được tạo ra bằng việc kết nối các máy tính và các mạng máy tính với nhau trong một mạng chung rộng lớn mang tính toàn cầu.Tiền thân của Internet là Arpanet- mạng máy tính của cơ quan nghiên cứu cao cấp Bộ quốc phòng Mỹ quyết định xây dựng năm 1969. Internet lan rộng khắp các nước vào thập kỉ 90 và lần đầu tiên được truy cập ở Việt Nam vào năm 1997.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...