Báo Cáo XHH034 - Đoàn Thanh niên thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình với công tác phòng chống nghiện hút ma

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN THỨ NHẤT

    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG



    I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ


    Sau khi toàn thắng giải phóng cả hai miền Nam, Bắc vào mùa xuân năm 1975 đất nước ta hoàn toàn được độc lập và thống nhất. Dưới sự lạnh đạo tài tình của Đảng cộng sản; Những chủ trương, biện pháp quản lý đúng đắn của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng với nhân dân – sức dân, tài dân đã đang và sẽ tiếp tục tiến hành thành công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

    Tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới về lạnh đạo và quản lý nền kinh tế đó là: xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu và tổ chức kinh doanh sao cho phù hợp với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế – xã hội. Từ đó đưa nền kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển cao của thế giới Bên cạnh đó tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, trí thức khoa học công nghệ tiên tiến áp dụng vào kinh tế – văn hóa – xã hội để nhanh chóng ổn định xây dựng và phát triển đất nước.

    Khi đất nước đã chính thức hội nhập WTO – Tổ chức thương mại toàn cầu thì không chỉ có thuận lợi mà còn có cả thách thức không nhỏ cần phải nỗ lực trong việc hòa nhập chứ không hòa tan, để bản sắc văn hóa dân tộc luôn tồn tại trong các nền văn hóa đa sắc dân tộc khác

    Đất nước ngày càng phát triển vững chắc và ổn định, một lân nữa vị thế của Việt Nam lại được khẳng định rõ nét. Mọi chủ chương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước khi đi vào cuộc sống đã mang lại thành quả tích cực góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, sự phát triển của xã hội, sự nâng cao dân trí, sự ổn định mức sống của người dân lao động Đó là thành quả chung to lớn qua những cố gắng của Đảng, Nhà nước, chính phủ và toàn thể nhân dân Việt Nam cho đến ngày hôm nay.

    Bên cạnh nhiều thành tựu đã đạt được còn có nhiều những tồn tại tiêu cực gây ức chế, bức xúc, đó là mặt trái của cơ chế thị trường, của nền kinh tế mở cửa làm cho các tai tệ nạn nói chung, nhất là tệ nạn ma túy ngày một lan rộng và phát triển mạnh.

    Không ai là không biết khi sử dụng ma túy sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến nòi giống, làm băng hoại, suy đồi đạo đức, lối sống, là nguồn gốc phát sinh mâu thuẵn xã hội, làm nảy sinh những hành vi vi phạm pháp luật ở nhiều mức độ vi phạm, làm đình trệ sự phát triển kinh tế xã hội với một mức độ khôn lường, không dễ gì kiểm soát được. Vì chất ma túy là những chất mà quả trình sử dụng nó có khả năng gây nghiện. Quá trình sử dụng chất ma túy tạo ra cho con người cảm giác phấn chấn, những ảo giác và từ “ sự quen thuốc “ dẫn đến “sự lệ thuộc vào thuốc “, nghiện thuốc.

    Ngày nay không một đất nước, một quốc gia nào là không chịu những ảnh hưởng tiêu cực do ma túy gây nên, những nước đang phát triển khốn đốn, gặp ngiều khó khăn, cản trở trong công cuộc gây dựng để phát triển đất nước, những nước phát triển đã và đang xem ma túy, coi tệ nạn ma túy là vấn đề nan giải và khó có thể chỉ trong ngày một ngày hai là có thể giải quyết dứt điểm Do vậy vấn đề ma túy – tệ nạn ma túy là hiểm họa chung của mọi quốc gia, của toàn cầu, chứ không giới hạn riêng lẻ đơn độc với một quốc gia nào trên thế giới.

    Hiện nay ma túy đã và đang len lỏi vào từng gia đình ở thành thị, ở nông thôn cũng như các khu kinh tế lớn nhỏ, khu công nghiệp khu thương mại buôn bán, đặc biệt là ma túy đã xâm nhập vào giới trẻ học sinh, sinh viên nơi học đường với rất nhiều hình thức biểu hiện khác nhau. Đối tượng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ , sử dụng ma túy ngày càng trở nên nguy hiểm, khó kiểm soát với nhiều thủ đoạn lừa lọc nham hiểm, tinh vi, xảo quyệt hơn trước kia khiến cho các cơ quan, ban ngành chức năng khó lòng bài trừ và tiêu diệt tận gốc tệ nạn ma túy.

    Thành phố Thái Bình là một trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội của tỉnh Thái Bình và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Nơi đây là khu vực tập trung rất nhiều cơ quan xí nghiệp, nhà máy, công ty lớn nhỏ; các khu chợ buôn bán, giao lưu thương mại và có rất nhiều trường học với nhiều cấp bậc đào tạo khác nhau Hàng năm, thành phố Thái Bình thu hút đông đảo người lao động, học sinh, sinh viên về học tập, lao động, sản xuất. Đó là những ảnh hưởng, tác động trực tiếp mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế – xã hội và an ninh trật tự ở địa phương, đồng thời đó cũng là môi trường thuận lợi nhen nhóm, nảy sinh các loại hình tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy.

    Bằng những thủ đoạn mồi chài, dẫn dắt đưa đẩy thanh, thiếu niên sa vào tệ nạn xã hội. Ban đầu là các thanh, thiếu niên đua đòi, những phần tử ăn chơi, rồi tiếp đến là con nhà tử tế , được ăn, học hẳn hoi cũng ngục ngã bởi các thủ đoạn của chúng. Đó là thách thức không nhỏ đối với Tỉnh Thái Bình, Thành Phố Thái Bình và cả những địa phương phường, xã đã khó khăn, vất vả trong cuộc chiến chống lại nghèo đói, nay lại càng thêm gian nan khi đối mặt với loại tệ nạn xã hội đang gây nhức nhối trong xã hội và cụ thể là tệ nạn ma túy.

    Đứng trước tình hình xã hội thay đổi, ma túy hủy hoại con người, hủy hoại những mái ấm đang yên bình, hạnh phúc. Là một học viên học viên TTN Việt Nam, đã được trang bị đầy đủ kiến thức, phẩm chất và tinh thần tự nguyện, tôi rất muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc đẩy lùi ma túy, nhất là tệ nạn nghiện hút ma túy trong thanh niên, học sinh, sinh viên – những lớp người làm chủ đất nước trong tương lai, để đất nước ngày càng phát triển, để gia đình thật sự là mái ấm của mỗi thành viên và là tế bào sống của xã hội, để họ thực sự là người có ích với xã hội. Và bản thân tôi thực hiên được mong muốn của mình là: “chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi ma túy”.

    Chính vì vậy tôi chọn chuyên đề: “Đoàn Thanh niên thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình với công tác phòng chống nghiện hút ma túy trong thanh niên trên địa bàn dân cư” làm chuyên đề tốt nghiệp cho chương trình: Trung cấp lý luận và nghiệp vụ Đoàn – Hội - Đội tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Mặt khác giúp công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở địa phương nhìn nhận tình hình, diễn biến thực trạng của tệ nạn ma túy, để từ đó đề xuất những ý kiến, khuyết nghị, giải pháp mang lại hiệu quả, góp phần xây dựng địa phương, quê hương ngày càng giàu đẹp.


    II. MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ:

    - Xác định vai trò của đoàn thanh niên trong công tác phòng chống nghiện hút ma túy trong thanh niên trên địa bàn Thành phố Thái Bình.

    -Nghiên cứu thực trạng nghiện hút ma túy trong thanh niên kiến nghị đề xuất những giải pháp mang tính khả thi, các công tác nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn này.

    III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.

    - Nghiêm cứu, làm rõ vai trò của Đoàn thanh niên trong lĩnh vực phòng chống ma túy trên địa bàn thành phố Thái Bình.

    - Nghiên cứu thực trạng, giải pháp và xác định mực độ nguy hại của tệ nạn nghiện hút ma túy trong thanh niên.

    - Phân tích những nội dung về hình thức, biện pháp tổ chức, các mô hình hoạt động của Đoàn thanh niên nhằm: tuyên truyền, giáo dục thanh niên hiểu biết về tác hại của ma túy, từ đó có cái nhìn tích cực, đúng đắn, phòng ngừa và ngăn chặn.

    - Kiến nghị một số giải pháp nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên trong việc tham gia phòng chống nghiện hút ma túy trên địa bàn thành phố Thái Bình.

    V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

    - Chủ thể: Đoàn thanh niên thành phố Thái Bình với việc phòng chống nghiện hút trong thanh niên.

    - Khách thể: Những thanh niên mắc nghiện, có nguy cơ mắc nghiện và đã cai nghiện trên địa bàn dân cư. Tài liệu báo cáo, đề tài viết về ma túy. Cán bộ đoàn cơ sở.

    - Các cơ quan đoàn thể trên địa bàn.

    VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    - Thời gian: Từ năm 2004 -2007.

    - Không gian: Địa bàn thành phố Thái Bình.

    VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    - Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu về thực trạng nghiện hút ma túy trên địa bàn.

    - Phương pháp đọc và sưu tập tài liệu.

    - Phương pháp nghe báo cáo.

    - Phương pháp tham dự hội thảo.

    - Phương pháp hội thảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...