Báo Cáo XHH033 - Vai trò của gia đình miền núi trong việc giáo dục con cái của người dân tái định cư xã Tân

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I:MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài



    Gia đình là hạt nhân của xã hội, là nơi đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. Trách nhiệm của cha mẹ không chỉ là sinh con, nuôi con mà còn phải giáo dục con trở thành người có nhân cách, có trí tuệ, có ích cho xã hội. Hơn thế nữa, việc chăm sóc dạy dỗ con cái nên người còn là một nhu cầu, một niềm hạnh phúc của các bậc cha mẹ. Trong gia đình tình thương đặc biệt sâu sắc của cha mẹ tạo nên một sức mạnh cảm hoá lớn mà nhà trường và xã hội không thể có được. Chính vì lẽ đó, công tác giáo dục gia đình chiếm một vị trí quan trọng mà các hình thức giáo dục khác không thể thay thế.

    Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 ( khóa VIII ) đã đặt vấn đề gia đình ở một tầm quan trọng trong sự nghiệp phát trển của đất nước. Đảng ta đã khẳng định: Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi thì phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Hiện nay, xã hội ta đang phải đối mặt với những vấn đề đáng no ngại. đó là sự xuống cấp về đạo đức kéo theo hàng loạt các vấn đề khác nảy sinh như sự gia tăng về các vụ vi phạm pháp luật, trẻ em hư Các hiện tượng này xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu ở đây là do sự buông lỏng quản lý từ phía gia đình .

    Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi những chủ nhân tương lai phải là những con người tài đức vẹn toàn, bởi như Bác Hồ đã từng nói: “ Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức trở thành người vô dụng”. Do đó, để đáp ứng nhu cầu xã hội thì chúng ta không thể không nhắc đến vai trò đặc biệt quan trọng của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ, mà đặc biệt cần quan tâm hơn nữa là thế hệ trẻ vùng đồng bào miền núi còn gặp nhiều khó khăn . Đó cũng chính là lý do để chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Vai trò của gia đình miền núi trong việc giáo dục con cái” tại xã Tân Lập huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La

    2. Y nghĩa khoa học và thực tiễn

    2.1 Y nghĩa khoa học


    Bằng phương pháp nghiên cứu của Xã hội học đề tài góp phần cung cấp thêm thông tin về vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái với tư cách là một thiết chế xã hội cơ bản. Tác giả chủ yếu vận dụng các khái niệm, lý thuyết của xã hội học và một số nghành khoa học xã hội khác nhằm nghiên cứu về vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái.

    Từ nghiên cứu, đề tài cũng góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận xã hội học về gia đình, xã hội học giáo dục. Những cố gắng về mặt lý thuyết trong đề tài nhằm giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về thực trạng giáo dục con cái trong các gia đình miền núi nói chung và vùng dân tái định cư Tân Lập nói riêng, qua đó cũng giúp chúng ta thấy được vai trò từ mỗi thành viên của gia đình trong việc giáo dục con cái.



    2.2. Y nghĩa thực tiễn


    Nghiên cứu vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái là một vấn đề mang tính xã hội rất lớn. Nghiên cứu giúp cho các thành viên trong gia đình nhận thức rõ chức năng, nhiệm vụ trong việc đảm nhận vai trò của mình, đặc biệt là các bậc cha mẹ.

    Qua việc tìm hiểu thực trạng vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái, chúng tôi đưa ra những kết luận và giải pháp giúp cho các nhà quản lý, các nhà làm công tác giáo dục xây dựng những chính sách phù hợp để khuyến khích các gia đình và xã hội tham gia tích cực vào “ sự nghiệp trồng người” của đất nước.


    3. Mục đích nghiên cứu

    Đề tài nhằm tìm hiểu vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái ở miền núi hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục trong gia đình. Xuất phát từ mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

    - Vai trò của gia đình miền núi trong việc giáo dục đạo đức

    - Vai trò của gia đình trong việc giáo dục tri thức

    - Vai trò của gia đình trong việc giáo dục định hướng nghề nghiệp.


    4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

    4.1. Đối tượng nghiên cứu


    Vai trò của gia đình miền núi trong việc giáo dục con cái

    Khách thể nghiên cứu

    Các gia đình, các cơ quan đoàn thể, các em học sinh xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

    Phạm vi nghiên cứu

    Phạm vi không gian: Xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

    Phạm vi thời gian : Từ ngày12/5 đến ngày 27 tháng 9 năm 2007.


    5. Phương pháp nghiên cứu

    5.1 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi

    Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn theo bảng hỏi 300 hộ gia đình thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Nội dung thể hiện các chỉ báo như tuổi, nghề nghiệp, mức sống, giới tính, số con, phương pháp giáo dục của gia đình, học vấn

    Các kết quả điều tra bằng bảng hỏi được xử lý trên máy vi tính theo chương trình SPSS nhằm xác lập tính tương quan giữa các dữ liệu xã hội cần tìm hiểu



    5.2 Phương pháp quan sát


    Qua thực tế sinh hoạt và làm việc tại địa phương, chúng tôi quan sát thực tế cuộc sống của những người được phỏng vấn; quan sát hành vi, cử chỉ của họ để có được những nhận định chung nhất về điều kiện và hoàn cảnh sống của người dân trong địa bàn nghiên cứu. Qua đó thu thập thông tin liên quan tới mục tiêu nghiên cứu của đề tài.


    5. 3 Phương pháp phỏng vấn sâu

    Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu đại diện 05 hộ gia đình tại xã Tân Lập. Nội dung của phỏng vấn là đi sâu tìm hiểu vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái ở miền núi của người dân tái định cư. Các kết quả nghiên cứu bằng phương pháp này làm sáng tỏ hơn những vấn đề mà phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi chưa khai thác hết.


    5. 4. Phương pháp phân tích tài liệu

    Tìm đọc các tư liệu liên quan đến giáo dục, gia đình từ đó phân tích tài liệu, Xử lý tài liệu có liên quan theo yêu cầu của chủ đề nghiên cứu.



    6. Giả thuyết nghiên cứu


    - Trong xã hội ngày nay,giáo dục gia đình là yếu tố rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ em.

    - Các bậc cha mẹ đều mong muốn con học cao tuy nhiên thời gian dành cho việc giáo dục con cái ngày càng ít đi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...