Luận Văn XHH028 - Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ huyện đảo Bạch Long Vỹ - Hải Phòng

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU



    1-TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.


    Đất nước ta sau 20 năm đổi mới đã thu được những thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội. Nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tới tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước bình quân trong 5 năm 2001 - 2005 là 7.5%/năm và phát triển tương đối toàn diện. Văn hoá và xã hội có nhiều tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt, nhất là trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể từ 10% năm 2000 xuống còn 7% năm 2005, đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện, tuổi thọ bình quân và dân trí được nâng cao. Chính trị xã hội ổn định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng cố và nâng cao nhờ đường lối cải cách đúng đắn của Đảng và nhà nước. Tuy nhiên Việt Nam vẫn còn là một trong những nước nghèo, GDP bình quân đầu người còn thấp dưới mức nghèo khổ theo tiêu chuẩn quốc tế. Trình độ phát triển của ta còn thấp hơn nhiều so với các nước trung bình trong khu vực và trên thế giới. Nền kinh tế đang đứng trước những thách thức trong tiến trình hội nhập và phát triển, các dịch vụ xã hội cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân như: thiếu trường học phục vụ cho học sinh, nhiều nơi còn học ca 3; trang thiết bị y tế thiếu, lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh, trình độ của nhân viên y tế cần được đào tạo và nâng cao; các hoạt động văn hoá tinh thần cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa còn thiếu; phúc lợi xã hội chưa giúp đỡ được nhiều cho các đối tượng trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người già cô đơn; quy mô dân số còn tiếp tục gia tăng, chất lượng dân số chưa cao, phân bố dân số chưa hợp lý vẫn đang là vấn đề lớn đối với sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

    Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, vai trò của nguồn nhân lực trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Không có sự đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Hướng tới mục tiêu nói trên, với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta từ 2001 - 2010 mà Nghị quyết đại hội IX đã đề ra là: Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy để thực hiện được mục tiêu trên thì trước tiên phải nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao sức khoẻ của người dân để tạo ra một lực lượng khoẻ mạnh về thể chất, tinh thần được trang bị những tri thức phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, đây là mối quan tâm hàng đầu là phương tiện quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vậy, với thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng sâu vùng xa luôn là vấn đề quan tâm của những nhà hoạch định chính sách, nhà xã hội học, nhà dân số học, nhà quản lý xã hội, y tế


    Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên nhằm nâng cao đời sống, sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa cũng như đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của miền núi, hải đảo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phát triển về kinh tế, văn hoá - xã hội tại khu vực này vẫn còn thấp hơn nhiều so với các khu vực khác của cả nước. Mức sống thấp, trình độ dân trí chưa được nâng cao, giao thông đi lại khó khăn, điều kiện chăm sóc y tế và phúc lợi xã hội còn thiếu thốn, là những vấn đề bức xúc đang đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa của chính phủ đối với người dân sống ở những vùng khó khăn này.

    Tăng cường chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em cả nước nói chung, cho miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa nói riêng đang là một vấn đề ưu tiên trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Những nỗ lực trong việc triển khai các chiến lược quốc gia cũng như các chương trình y tế đã đem lại những cơ hội khả quan cho việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ. Tuy nhiên, trong thực tế, không diễn ra một sự phát triển đồng đều giữa các vùng: miền xuôi và miền núi, nông thôn và thành thị, hải đảo và đất liền.

    Chăm sóc sức khỏe sinh sản là một trong những mục tiêu và là nội dung công tác quan trọng của Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em, hiện nay là chức năng của Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình- (Bộ Y tế). Đối với chiến lược Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản là một bộ phận tối quan trọng. Nó có vai trò quyết định tới sự thành công hay thất bại của chiến lược quốc gia này. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, ở mỗi vùng và ở mỗi dân tộc khác nhau, công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình cũng khác nhau, vì thế kết quả thu được ở mỗi vùng, mỗi tộc người cũng rất khác nhau. Nhìn chung, ở các vùng đô thị, các tỉnh đồng bằng chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số- kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả cao hơn nhiều so với vùng núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa.

    Ở miền núi và hải đảo, do điều kiện tự nhiên và xã hội có nhiều khó khăn như giao thông đi lại khó khăn, các dịch vụ sức khỏe và thuốc men, trang thiết bị y tế còn thiếu, do trình độ dân trí thấp (đặc biệt là phụ nữ) đã hạn chế những cơ hội chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em. Đặc biệt, là vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản đối với phụ nữ ở vùng sâu vùng xa, thực trạng mức sinh cao và phong tục tập quán lạc hậu là những nguyên nhân gây lên tình trạng tử vong của sản phụ và trẻ sơ sinh hoặc là ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em sau này. Bên cạnh đó ở khu vực này hệ thống chăm sóc chăm sóc y tế và dịch vụ cung cấp các biện pháp tránh thai tại đây còn có một khoảng cách khá xa so với tình hình chung của cả nước. Mục tiêu giảm quy mô dân số của chương trình dân số thực hiện tại nơi này còn gặp nhiều khó khăn, do vậy, những vấn đề liên quan đến nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản đang là vấn đề đòi hỏi phải giải quyết lâu dài.

    Nhận thức được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của vấn đề xã hội trên, tôi chọn đề tài "Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ huyện đảo Bạch Long Vỹ - Hải Phòng” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng sức khỏe sinh sản của phụ nữ huyện đảo và các yếu tố tác động đến đời sống sức khỏe sinh sản ra sao, để đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu , từ đó đưa ra các giải pháp đề xuất và kiến nghị với chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ, cải thiện và nâng cao đời sống sức khỏe nhân dân địa phương nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ huyện đảo nói riêng.

    2. Ý NGHĨA LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.

    2.1. Ý nghĩa lý luận khoa học.


    Nghiên cứu xã hội học về "Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ huyện đảo Bạch Long Vỹ - Hải Phòng” nhằm tìm hiểu thực trạng chăm sóc sức khỏe cũng như chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng sâu, vùng xa. Tìm hiểu xem mức độ họ nhận thức, thái độ và hành vi của họ với công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, yếu tố nào tác động đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của họ. Qua đó làm sáng tỏ hơn cho một số lý thuyết xã hội học như lý thuyết hành động xã hội của Max Weber, lý thuyết giới (Thuyết nữ quyền cấp tiến). Đồng thời từ nghiên cứu này có tác dụng đóng góp những tri thức, kinh nghiệm thực tiễn để kiểm nghiệm, minh họa tính tương thích của lý thuyết và thực tiễn xã hội, làm sáng tỏ, củng cố và hoàn thiện thêm một số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học và sức khỏe/ sức khỏe sinh sản.

    2.2. Ý nghĩa thực tiễn.

    Nghiên cứu vềsức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng sâu, vùng xa có một ý nghĩa hết sức thiết thực. Một mặt nó chỉ rõ hiện trạng nhận thức của phụ nữ vùng sâu vùng xa về các vấn đề sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản đã đầy đủ, toàn diện chưa hay hiểu biết chưa đầy đủ, thậm chí còn hiểu sai lệch. Mặt khác, nghiên cứu giúp chỉ rõ các nguồn tiếp cận thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng sâu vùng xa thực tế như thế nào. Từ đó đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của phụ nữ huyện đảo, thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng sâu, vùng xa.

    3- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

    Mục tiêu cụ thể của cuộc nghiên cứu này nhằm:

    -> Tìm hiểu thực trạng mức độ nhận thức về sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ huyện đảo hiện nay như thế nào và từ nhận thức đó họ hành động ra sao, thực trạng hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của họ có liên quan như thế nào tới sức khỏe sinh sản của họ.

    -> Tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ huyện đảo, nguyện vọng của phụ nữ huyện đảo với công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở địa phương, nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

    -> Đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị phù hợp giúp nâng cao nhận thức, làm thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản theo hướng tích cực, tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ Ytế cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ huyện đảo.

    4- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.

    4.1. Đối tượng nghiên cứu.


    Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

    4.2. Khách thể nghiên cứu.

    Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã kết hôn và chưa kết hôn.

    4.3. Phạm vi nghiên cứu.

    Về không gian: Huyện đảo Bạch Long Vĩ – Hải Phòng.

    Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/ 2008 đến tháng 05/2008.

    Giới hạn các vấn đề nghiên cứu về sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản; do hạn chế về thời gian và nhận thức cho nên trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp chỉ đề cập nghiên cứu tới một số khía cạnh cơ bản nhất của chăm sóc sức khỏe sinh sản như: nhận thức về sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản; nhận thức và sử dụng các biện pháp tránh thai; tình hình chăm sóc thai nghén và sinh đẻ; tình hình trẻ em chết chu sinh; tình hình nạo phá thai và nhiễm khuẩn đường sinh sản.

    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

    5.1 Phương pháp luận.


    * Chủ nghĩa duy vật biện chứng:

    Theo phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng yêu cầu phải nhìn các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng. Nghĩa là phải nhìn mọi sự vật, hiện tượng không tồn tại riêng biệt tách rời mà luôn luôn trong mối quan hệ tương tác quyết định lẫn nhau. Trong quá trình xem xét, đánh giá mọi hiện tượng, sự kiện xã hội phải đặt trong mối quan hệ toàn diện với điều kiện kinh tế- xã hội đang vận động, biến đổi trên địa bàn nghiên cứu.

    Trong đề tài nghiên cứu này, khi tìm hiểu về thực trạng nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ chúng ta phải đặt trong bối cảnh kinh tế- xã hội nước ta ở thời điểm hiện tại. Các giá trị mới của xã hội hiện đại, sự hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, sự toàn cầu hóa đang tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có người phụ nữ.

    * Chủ nghĩa duy vật lịch sử:

    Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử yêu cầu người nghiên cứu khi nghiên cứu các sự vật, hiện tượng xã hội cần phải đặt trong một giai đoạn lịch sử nhất định, trên quan điểm kế thừa và phát triển. Nghiên cứu này được xuất phát từ thực tế lịch sử xã hội cụ thể ở trong mỗi giai đoạn trong sự phát triển của nó, và thực tế lịch sử này được xem xét như cơ sở mục tiêu, tiêu chuẩn của thông tin thực nghiệm.

    Nghiên cứu này đặt thực trạng nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng hải đảo trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Nền kinh tế thị trường với tác động tích cực làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta cũng bộc lộ nhiều vấn đề xã hội ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là nhóm xã hội dễ bị tổn thương như phụ nữ và trẻ em.

    5.2 Những phương pháp thu thập thông tin.

    5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu.

    Phân tích tài liệu là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp thông qua nguồn tài liệu có sẵn. Những nguồn tài liệu này đã có trước khi nghiên cứu.

    Để báo cáo thực tập được hoàn thiện đầy đủ nội dung và thông tin phong phú, cá nhân đã khai thác thu thập và xử lý thống kê được từ nhiều nguồn khác nhau. Phương pháp phân tích tài liệu là một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu của đề tài. Tài liệu thu thập được từ các báo cáo tổng kết năm của Huyện ủy, Uỷ ban Nhân dân huyện Bạch Long vĩ phản ánh tình hình kinh tế- xã hội của huyện đảo. Ngoài ra, còn sử dụng một số tài liệu của Trung tâm Ytế huyện; số liệu thống kê của Hội liên hiệp phụ nữ huyện trong 03 năm trở lại đây và sử dụng một số tài liệu liên quan tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ như Tạp chí xã hội học, Tạp chí dân số và phát triển, tài liệu chuyên ngành dân số, Ytế Các thông tin trong các tài liệu này được xử lý, phân tích và nêu ra nhằm giải quyết các vấn đề trong giả thuyết nghiên cứu.

    5.2.2. Phương pháp quan sát.

    Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu địa bàn thông qua tri giác trực tiếp về huyện đảo Bạch Long Vĩ, về người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ để có những thông tin độ chính xác cao, bản thân quan sát ghi nhận đầy đủ qua quan sát thấy được. Những thông tin này được bổ sung làm cho thông tin thu được qua các tài liệu đầy đủ hơn.

    5.2.3. Phương pháp tiếp cận phỏng vấn sâu cá nhân.

    Cuộc nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp phỏng vấn sâu. Những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu được soạn thảo chi tiết thành một đề cương để người phỏng vấn sử dụng trong quá trình tiến hành các cuộc phỏng vấn. Đây là những phỏng vấn để xem xét nghiên cứu một cách sâu sắc có căn cứ và cũng là để hiểu sâu bản chất nguồn gốc của vấn đề đang nghiên cứu. Phương pháp này phục vụ cho việc khai thác sâu các thông tin định tính như nhận thức và hành vi của phụ nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản, đánh giá của họ về những người xung quanh cũng như thái độ của chị em phụ nữ khi nói đến chuyện chăm sóc sức khỏe sinh sản.

    Phỏng vấn sâu ở đây đã được tiến hành tới 30 người, gồm: một số cán bộ chủ chốt thuộc các ngành văn hoá, Ytế, giáo dục và xã hội, người đứng đầu các đoàn thể xã hội, chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn huyện. Phỏng vấn sâu ở đây còn có ý nghĩa minh hoạ và khẳng định kết quả nghiên cứu bởi những thông tin qua phân tích tài liệu, qua quan sát địa bàn huyện đảo trong những năm gần đây.

    6- GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT.

    6.1.Giả thuyết nghiên cứu.


    -> Nhận thức và hành vi của phụ nữ huyện đảo hiện nay về sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản có hơn trước nhưng còn sơ sài, chưa đầy đủ.

    -> Có sự khác biệt về mức độ nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản giữa các nhóm xã hội.

    -> Các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế, phong tục, tập quán có ảnh hưởng lớn tới hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ huyện đảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...