Luận Văn XHH026 - Tìm hiểu một số phương pháp can thiệp đối với hành vi và nhận thức của trẻ tự kỷ tại các gi

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Theo thống kê dịch tễ học, tự kỷ là một rối loạn tâm trí sớm ở trẻ em chiếm tỷ lệ khoảng 4-5/10 000 trẻ trong đó có1/2 trẻ có bệnh cảnh tự kỷ điển hình và 3/4 trẻ có giới tính nam [11]. Số trẻ tự kỷ được phát hiện ngày càng tăng đòi hỏi sự quan tâm, giúp đỡ của những nhà chuyên môn, bác sĩ, nhà tâm lý . và các dịch vụ xã hội càng nhiều.Song việc chăm sóc và trị liệu trẻ tự kỷ trong thời gian gần đây được phát sinh theo nhu cầu của xã hội mang tính đối phó và thiếu sự chuẩn bị cần thiết về mặt chuyên môn và nhân sự.

    Hiện nay có rất nhiều phương pháp can thiệp, nhiều trung tâm chăm sóc và giáo dục cho trẻ tự kỷ nhưng các bậc phụ huynh luôn băn khoăn không biết đâu là lựa chọn tốt nhất cho con mình. Đưa con vào trung tâm thì không tin tưởng, trung tâm nói con tiến bộ nhưng bản thân họ lại không nhận thấy. Để trẻ ở nhà thì trẻ quậy phá không cho họ một phút giây yên tĩnh, họ không biết phải làm gì để giúp đỡ chúng. Một số cha mẹ muốn để con yên không can thiệp gì vì cho rằng những chương trình can thiệp sẽ gây căng thẳng cho trẻ và cho đời sống gia đình. Tệ hơn nữa là có những cha mẹ buông xuôi vì nghĩ không thể thay đổi được gì cho đứa con tự kỷ của mình. Nhưng nhìn chung phản ứng thông thường của cha mẹ là muốn làm bất cứ điều gì để giúp con, không muốn bỏ lỡ cơ hội nào dù vì mệt mỏi hay vì tài chính.

    Trên thế giới có rất nhiều lý thuyết hay về can thiệp cho trẻ tự kỷ song còn ít người biết đến hoặc có biết thì cũng chỉ là trên sách vở, khi bắt tay vào làm thực tiễn có rất nhiều sai xót, lúng túng. Thực tế ở nước ta việc áp dụng, kết hợp các phương pháp còn tuỳ tiện. Điều đó khiến cho những trẻ tự kỷ vốn đã phải chịu nhiều thiệt thòi lại khó khăn thêm, làm cho những gia đình có con tự kỷ ngày càng hoang mang, bế tắc, không lối thoát, tuyệt vọng, buông xuôi.

    Ở Việt Nam cũng chưa có nghiên cứu nào có tính chất thực sự chuyên sâu về phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ. Những đề tài nghiên cứu trước đây như đề tài “ Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm tâm lý ở trẻ tự kỷ” của Trần Thị Việt Hà, khoá luận tốt nghiệp, 2002, “Một số triệu chứng lâm sàng quan sát ở trẻ tự kỉ” của Lý Nguyễn Thảo Linh, báo cáo thực tập, 2004, thuộc chuyên ngành tâm lý học chỉ mang tính lý luận, chưa giải quyết được những vấn đề trong thực tiễn mà khi làm việc với trẻ tự kỷ hàng ngày cha mẹ và các giáo viên phải đối mặt.

    Vì vậy tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu một số phương pháp can thiệp đối với hành vi và nhận thức của trẻ tự kỷ tại các gia đình ở Hà Nội” vớimong muốn có thể đóng góp một phần tâm huyết cùng các gia đình tìm con đường đúng đắn nhất để giúp cho những đứa trẻ tự kỷ sớm được phục hồi.


    2. Mục đích nghiên cứu

    Tìm hiểu phương pháp can thiệp nói chung, can thiệp đối với hành vi và nhận thức nói riêng của trẻ tự kỷ nhằm tìm ra cách thức tốt nhất để giúp trẻ tự kỷ loại bỏ hay hạn chế những hành vi bất thường, hình thành những hành vi, cách ứng xử phù hợp với các tình huống trong cuộc sống, để chúng dễ dàng hoà nhập hơn với môi trường xã hội.


    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    · Nghiên cứu lý luận:

    - Làm rõ một số khái niệm cơ bản của đề tài

    - Một số lý thuyết về can thiệp cho trẻ tự kỷ trước đây và hiện nay, trong và ngoài nước

    Nghiên cứu thực tiễn:

    - Tìm hiểu một số phương pháp can thiệp đối với hành vi và nhận thức của trẻ tự kỷ đang được áp dụng tại các gia đình ở Hà Nội.

    - Tổng hợp, chọn lọc, đưa ra những điều nên làm, nên tránh trong quá trình can thiệp cho trẻ tự kỷ, đề xuất cách thức tốt nhất khi áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Đưa ra kết luận và kiến nghị đối với phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ tại gia đình hiện nay.


    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu" class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">hương pháp can thiệp đối với hành vi và nhận thức của trẻ tự kỷ tại các gia đình ở Hà Nội

    - Khách thể nghiên cứu:Các gia đình có trẻ tự kỷ ở Hà Nội đã và đang can thiệp tại nhà.

    Số lượng khách thể: 4 gia đình.

    Trong đó: cả 4 trường hợp đều là trẻ tự kỷ mức độ nặng, chưa nói được, có nhiều hành vi bất thường, được can thiệp tại nhà, hoàn toàn không có sự tác động nào khác. Trẻ nam có độ tuổi từ 3 tuổi rưỡi đến 4 tuổi.


    [B]5. Giả thuyết khoa học[/B]

    - Kỹ thuật dạy với tốc độ nhanh, số lượng nhiều, không để trẻ mắc lỗi và luôn bắt đầu từ những thứ trẻ thích, trẻ làm được của phương pháp can thiệp “mới” làm cho trẻ cảm thấy thích thú khi đến giờ học, việc học vui vẻ, không nhàm chán, khối lượng kiến thức trẻ học được nhiều hơn. Nhận thức của trẻ sẽ tăng lên.

    - Nhận thức và hành vi của trẻ có mối liên hệ mật thiết và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Nhận thức tăng lên thì hành vi ứng xử xấu sẽ giảm bớt, khi đó trẻ sẽ có cơ hội học được nhiều hơn và nhận thức sẽ ngày càng tốt hơn. Trẻ càng giỏi thì mọi người càng dễ bỏ qua những hành vi chưa tốt của chúng, chúng sẽ có nhiều cơ hội hơn để hoà nhập.


    [B]6. Phạm vi nghiên cứu[/B]

    Luận văn chỉ dừng lại ở sự đánh giá hiệu quả, ưu điểm, nhược điểm của một số phương pháp can thiệp hiện đang được áp dụng tại 4 gia đình ở Hà Nội (thông qua quan sát lâm sàng, phỏng vấn người trực tiếp can thiệp cho trẻ, gia đình trẻ và kết quả đánh giá sau 50 ngày nghiên cứu).

    [B]

    7. Phương pháp nghiên cứu

    [i]7.1. Phương pháp quan sát[/i][/B]

    Quan sát là một phương pháp nghiên cứu trong đó người quan sát sử dụng các quá trình tri giác để thu thập thông tin về hành vi, cử chỉ, lời nói của khách thể nghiên cứu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu nhất định.

    Cụ thể ở đây là quan sát hành vi, cách ứng xử của trẻ tự kỷ trong và ngoài giờ trị liệu, trong gia đình và ngoài xã hội; quan sát cách xử lý hành vi ứng xử xấu và dạy hành vi ứng xử phù hợp cho trẻ của gia đình và người trị liệu.

    [i][B]7.2. Phương pháp hỏi chuyện, phỏng vấn sâu[/B][/i]

    Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu tâm lý học, thông qua việc tác động tâm lý xã hội giữa người hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của người nghiên cứu.

    Phỏng vấn lâm sàng (còn gọi là hỏi chuyện lâm sàng) là một khâu quan trọng nhất của các kỹ thuật tâm lý lâm sàng, được sử dụng trong thực hành tâm lý cũng như trong nghiên cứu tâm lý học lâm sàng.

    Trong luận văn, phỏng vấn lâm sàng được tiến hành giữa người nghiên cứu với những người trực tiếp can thiệp cho trẻ tự kỷ, với gia đình trẻ tự kỷ. Mục đích là nhằm thu thập các thông tin về trẻ tự kỷ, bao gồm các thông tin về tiền sử, bệnh sử, các triệu chứng, các thói quen, các khả năng, các cách thức ứng xử, hành vi, các năng lực của trẻ, nghiên cứu hồi cứu những phương pháp, cách thức, kỹ thuật trị liệu . trẻ tự kỷ đó đã tham gia, hiệu quả, hậu quả và cách khắc phục đã và đang áp dụng.

    [B][i]7.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp[/i][/B]

    Nghiên cứu trường hợp (nghiên cứu ca) trong lâm sàng là phương pháp nghiên cứu một cá nhân cụ thể trong một tình huống lâm sàng để thu thập những thông tin trực tiếp, điển hình và có tính hệ thống về một loại rối nhiễu nào đó nhằm phục vụ cho một mục tiêu đánh giá, chẩn đoán hoặc trị liệu lâm sàng.

    Trong luận văn, tôi sử dụng phương pháp này nghiên cứ 4 trường hợp trẻ tự kỷ được trị liệu tại gia đình với những đặc điểm của khách thể như đã nêu ở phần trên.

    [B][i]7.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:[/i][/B]

    Tài liệu là nguồn cung cấp các thông tin nhằm đáp ứng mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu này gồm: hồ sơ, bệnh án, sổ theo dõi hàng ngày, nhật ký của trẻ và một số tài liệu tham khảo, sách, tập san .liên quan đến cơ sở lý luận của đề tài.

    Nghiên cứu tài liệu nghĩa là xem xét các thông tin có sẵn trong các tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.

    [B][i]7.5. Phương pháp sử dụng test đánh giá[/i][/B]

    Đây là phương pháp sử dụng test đã được chuẩn hoá về kĩ thuật sử dụng nhằm đánh giá, đo lường một chỉ báo về tâm lý của một người hay một nhóm người trên cơ sở đối chiếu với một thang đo đã được chuẩn hoá hoặc một hệ thống phân loại trên những nhóm mẫu khác nhau về phương diện xã hội.

    Trong báo cáo này, tôi sử dụng test C.A.R.S (Bảng đánh giá mức độ tự kỷ của trẻ em) để xác định lại một lần nữa tình trạng, mức độ tự kỷ của trẻ tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu.

    Tuy nhiên để đánh giá được sâu hơn những nội dung nghiên cứu của đề tài, tôi đã lập ra một bảng đánh giá kết quả trước và sau 50 ngày nghiên cứu để đánh giá sự tiến bộ về hành vi và nhận thức của 4 trẻ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...