Luận Văn XHH024 - Vai trò của người phụ nữ trong gia đình đô thị hiện nay

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I - MỞ ĐẦU

    1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .


    Gia đình là một tế bào của xã hội. Một gia đình hạnh phúc, ấm no sẽ là nền tảng tốt cho sự phát triển của toàn xã hội. Có thể nói trong gia đình thì người phụ nữ luôn có một vai trò quan trọng. Từ việc nội trợ, chăm lo giáo dục con cái tất cả đều cần đến bàn tay của người phụ nữ. Ngày xưa vai trò của người phụ nữ chỉ là nội trợ, nuôi dạy con cái mà không tham gia vào các hoạt động xã hội bởi đã có người chồng là “trụ cột gia đình” lo. Còn ngày nay khi mà đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá thì họ đã được khuyến khích tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Người phụ nữ ngày nay không chỉ lo nội trợ, giáo dục con cái mà còn lao động sản xuất, có mặt trong các hoạt động xã hội. Chính vì vậy mà vai trò của người phụ nữ ngày càng được nâng cao cả ở trong gia đình và bên ngoài xã hội. Họ không chỉ tham gia các hoạt động của xã hội để ngày càng trở nên bình đẳng với nam giới không ngừng nâng cao vị thế xã hội của mình.

    Trong thời kỳ đất nước chiến tranh có biết bao cô gái thanh niên xung phong đã hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, và còn biết bao người vợ mất chồng, những bà mẹ mất con Nhắc lại quá khứ để chúng ta thấy rằng người phụ nữ có vai trò quan trọng trong đời sống như thế đó. Họ sẵn sàng hy sinh tuổi trẻ, chịu đựng nỗi đau mất chồng, mất con vì tự do của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy mà phụ nữ Việt Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao : “Non sông gấm vóc Việt Nam, do phụ nữ, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ”(1) và “nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ ở cả hai miền Nam - Bắc đã hy sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước ta”(2). Trong kháng chiến chống Mỹ, Người đã phong tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng “Phụ nữ Việt Nam dũng cảm, đảmđang, chống Mỹ, cứu nước”. Tuyên ngôn độc lập mở ra một kỷ nguyên mới cho toàn dân tộc Việt Nam, cho phụ nữ Việt Nam. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã bước sang một trong mới với đầy triển vọng và thành tựu. “Lực lượng phụ nữ là một lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc đấu tranh cách mạng thì cách mạng không thể thắng lợi được”. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được chính thức thành lập ngày 20 tháng 10 năm 1946, nối tiếp sự nghiệp củả các hội phụ nữ tiền thân với nhiều tên gọi thích hợp của từng thời kỳ kể từ năm 1930.

    Tiếp bước quá khứ, phụ nữ ngày nay đang từng bước thể hiện vai trò của mình trong các lĩnh vực của đời sống. Nữ công nhân viên chức nhà nước là lực lượng nòng cốt của phong trào phụ nữ Việt Nam. Họ có mặt ở mọi ngành, trên mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội, chiếm 47%(3) lao động trong khu vực Nhà nước, chiếm 51,5%(3) lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các ngành lao động nữ chiếm số đông như giáo dục, y tế, thương mại, công nghiệp nhẹ tỉ lệ là khoảng 60 - 70%(3). Một số lĩnh vực mới phát triển như du lịch, dịch vụ, tài chính, ngân hàng lao động nữ trên 50%(3). Trongcác hoạt động nghiên cứu khoa học, ngoại giao, quản lý Nhà nước, tỉ lệ nữ cũng có chiều hướng tăng lên, chiếm khoảng 30%(3). Phụ nữ nông dân chiếm khoảng 70% lao động nữ cả nước, là lực lượng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đa số đã tiếp cận và thích nghi với cơ chế mới, biết ứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Những năm gần đây, một số nữ nông dân đã trở thành nhà doanh nghiệp trong khu vực sản xuất nông nghiệp ở nông thộ. Họ là những người đi đầu của phong trào nữ nông dân trong việc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

    Đội ngũ trí thức tuy số lượng chữ lớn nhưng có vai trò rất quan trọng và đang phát triển về số lượng. Tính đến cuối năm 1996 trong đội ngũ nữ khoa học đã có 237 người được phong Giáo sự, Phó giáo sư, 28 tiến sĩ và 1026 PTS. Có 3 tập thể và 19 cá nhân dược nhận giải thưởng Kovalevskaia. Trong đội ngũ sáng tạo văn hoá nghệ thuật, có một lực lượng nhà văn, nhà thơ, nhà báo, hoạ sĩ, nhạc sĩ, diễn viên các loại hình nghệ thuật Nhiều tác phẩm của nữ được giải thưởng, nhiều nữ nghệ sĩ đạt danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú.

    Đặc biệt là trong các ngành dệt, may mặc thì phụ nữ làm chủ doanh nghiệp chiếm tới 80%(3) đã đóng góp đáng kểvào việc tạo ra hàng chục ngàn chỗ làm việc cho phụ nữ, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, đứng vững trên thị trường đang cạnh tranh gay gắt. Nhiều phụ nữ đã đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Số nữ Đại biểu Quốc hội khoá X (1997) chiếm tỉ lệ 30,13%(3). Tất cả những điều này cho thấy rằng Đảng và Nhà nước ta đã khuyến khích phụ nữ, có những chính sách để nâng cao vai trò của người phụ nữ khi họ tham gia vào mọi hoạt động của xã hội.

    Đề tài “Vai trò của người phụ nữ trong gia đình đô thị hiện nay” nhằm tìm hiểu vị trí, vài trò của người phụ nữ trong các công việc gia đình hay các hoạt động bên ngoài xã hội, để từ đó có những biện pháp, có những chính sách phù hợp cho người phụ nữ phát huy được phẩm chất, tài năng của mình, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội bình đẳng văn minh.

    Tác giả hy vọng đề tài này sẽ kịp thời đáp ứng nhu cầu nhận thức về vai trò người phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

    2- Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN.

    2.1- Ý nghĩa lý luận.

    “Vai trò của người phụ nữ trong gia đình đô thị hiện nay” là một trong những vấn đề quan trọng của toàn xã hội. Người phụ nữ luôn được ví như là “hậu phương vững chắc” cho người chồng, còn những đứa con thì không thể thiếu được bàn tay chăm sóc của người mẹ. Trước đây quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã kìm hãm vai trò của người phụ nữ. Họ luôn luôn phải chịu thiệt thòi về nhiều mặt trong cuộc sống. Nhà nào cũng phải cố đẻ cho bằng được một cậu con trai mà trước hết là để “Nối dõi tông đường”, sau là để trở thành trụ cột kinh tế trong gia đình. Chính vì quan niệm ấy mà người phụ nữ trước đây chỉ quanh quẩn với công việc bếp núc, hầu hạ chồng con. Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, tầm quan trọng của người phụ nữ trong gia đình cũng dần dần thay đổi. Họ vừa có thể làm tốt công việc nhà lại vừa tham gia được các hoạt động bên ngoài xã hội.

    Đề tài “Vai trò của người phụ nữ trong giađình đô thị hiện nay” nhằm trình bày một phương thức tiếp cận dựa trên cơ sở triển khai, vận dụng các khái niệm vai trò, gia đình, giới để góp phần làm sáng tỏ việc nghiên cứu vai trò của họ trong bối cảnh xã hội đang có sự chuyển đổi từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa.

    2.2- Ý nghĩa thực tiễn.

    Cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thì vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng có những chuyển biến rõ rệt. Nếu như trước đây người phụ nữ chỉ có biết nội trợ, nuôi dạy con cái, hầu hạ chồng thì ngày nay phụ nữ đã tích cực tham gia vào các hoạt động của xã hội. Nghiên cứu “Vai trò của người phụ nữ trong gia đình đô thị hiện nay” nhằm góp phần hiểu rõ thực trạng, vị trí, vai trò của họ trong quá trình biến đổi xã hội. Cũng từ đó đề tài đưa ra những chính sách phù hợp nhằm nâng cao vai trò và vị trí của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

    3. MUC TIÊU NGHIÊN CỨU .

    -Tìm hiểu vai trò của người phụ nữ trong gia đình với những công việc cụ thể như nội trợ, chi tiêu, chăm sóc chồng con.

    -Tìm hiểu sự phân công giữa vợ và chồng trong các công việc chung của gia đình.

    -Sự tham gia của người phụ nữ vào các hoạt động xã hội để nâng cao vị trí, vai trò của mình.

    4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

    4.1- Đối tượng nghiên cứu.

    Vai trò của người phụ nữ trong gia đình đô thị hiện nay.

    4.2- Khách thể nghiên cứu.

    Những người phụ nữ và các thành viên trong gia đình.

    4.3- Phạm vi nghiên cứu.

    Nghiên cứu các hộ gia đình một cách ngẫu nhiên thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

    5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.

    -Người phụ nữ vẫn giữ vai trò chính trong các công việc nội trợ, chăm sóc con cái.

    -Người phụ nữ đã có thể tham gia bàn bạc và quyết định việc chi tiêu trong gia đình cùng người chồng.

    -Phụ nữ ngày càng có xu hướng tích cực tham gia các hoạt động xã hội để nâng cao vai trò của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...